Nếu bạn sử dụng máy rửa chén thường xuyên, việc bảo dưỡng máy rửa chén định kỳ sẽ giúp cho máy hoạt động tốt hơn và kéo dài thời gian sử dụng. Dưới đây là một số mẹo đơn giản để bảo dưỡng máy rửa chén tại nhà.
Khi nào máy rửa chén cần bảo dưỡng
Máy rửa chén cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của máy. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
- Máy rửa chén không rửa sạch như trước, trên bát đĩa vẫn còn bám vết bẩn, thức ăn thừa.
- Nhận thấy mùi hôi khó chịu sau khi hoạt động, có thể là do cặn bẩn tích tụ trong máy.
- Ống nước bị tắc nghẽn, rò rỉ nước, áp suất nước yếu.
- Nước còn tồn đọng trong máy hoặc việc thoát nước diễn ra chậm hơn bình thường.
- Trong quá trình vận hành máy phát ra tiếng ồn bất thường.
- Tốn tiền điện hơn mức bình thường.
- Có vết nước trên bề mặt máy.
Cách bảo dưỡng máy rửa chén tại nhà
Sử dụng máy rửa chén thường xuyên
Một trong những cách đơn giản nhất để bảo dưỡng máy rửa chén là sử dụng nó thường xuyên. Việc sử dụng thường xuyên giúp cho máy ít bị bám bẩn và ngăn vụn thức ăn lọt xuống dưới đáy, đồng thời giúp người dùng không cần phải lau chùi quá nhiều.
Bảo dưỡng các bộ phận của máy rửa chén
Cánh tay phun nước
Bảo dưỡng máy rửa chén đúng cách, đặc biệt là ở cánh tay phun nước bởi đây là một trong những bộ phận chính của máy rửa chén, tạo ra tia nước để tẩy rửa bề mặt bát đĩa. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng bị bám cặn thức ăn, gây tắc nghẽn và làm giảm hiệu suất hoạt động của máy.
Để tránh tình trạng này, bạn cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh cánh tay phun nước. Hãy sử dụng tăm hoặc bàn chải đánh răng cũ để làm sạch các lỗ phun nước, đồng thời dùng nhíp gắp ra các vật còn tồn đọng bên trong.
Bộ lọc
Bộ lọc thường được lắp đặt ở phần cuối của máy rửa chén, có tác dụng ngăn không cho chất bẩn lọt vào, làm nghẹt đường thoát nước. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng nước chứa quá nhiều tạp chất, bộ lọc cũng sẽ bị tắc nghẽn nhanh hơn. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra chất lượng nước và thay mới bộ lọc định kỳ để đảm bảo nước luôn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Thân máy
Bảo dưỡng máy rửa chén, phần thân máy cũng là bộ phận cần được làm sạch thường xuyên, nếu không thì cặn bẩn và mảnh vụn thức ăn có thể tích tụ và bám trên phần thân, gây mất vẻ thẩm mỹ đồng thời không đảm bảo được hiệu suất hoạt động của thiết bị.
Để vệ sinh thân máy rửa chén, bạn cần sử dụng một chiếc khăn mềm và nhúng vào chất tẩy rửa (đã được pha loãng), sau đó lau bên trong khoang máy, đồng thời dùng bàn chải mềm để xử lý các vết bám cứng đầu.
Các bộ phận khác bên trong máy
Ngoài các bộ phận trên, bạn không cần làm sạch thêm bất kì phần nào nếu sử dụng máy rửa chén âm tủ. Trong trường hợp dùng máy rửa chén độc lập thì cần lưu ý thêm phần bảng điều khiển và vỏ ngoài của thiết bị.
Vệ sinh các cạnh và khu vực bên ngoài của máy
Để đảm bảo máy luôn sạch sẽ và bền đẹp, bạn cần kiểm tra và lau chùi các cạnh và khu vực bên ngoài của máy, đặc biệt là khe hở – nơi dễ bị bám bẩn và ít được lau sạch như các bộ phận khác bằng cách:
- Sử dụng bàn chải nhỏ để tiếp cận các khe hở.
- Dùng khăn mềm và chất tẩy rửa nhẹ để lau sạch bề mặt máy.
Làm sạch cống
Hướng dẫn bảo dưỡng máy rửa chén bằng cách làm sạch cống: Bạn nên thực hiện việc làm sạch cống định kỳ nhằm loại bỏ vụn thức ăn, các chất dư thừa vướng lại ở đó. Điều này hạn chế tình trạng tắc nghẽn cống, đảm bảo sự thông thoáng của hệ thống thoát nước và không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị.
Dùng axit để loại bỏ các chất bẩn tích tụ
Để rửa sạch các chất bẩn bám dai dẳng trên các bộ phận của máy, bạn có thể dùng các nguyên liệu có tính axit như giấm trắng, nước chanh,…Ngoài ra, chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho máy rửa chén sẽ là lựa chọn tốt nhất để vệ sinh máy.
Khử mùi bên trong máy rửa chén
Để vệ sinh và khử mùi bên trong thiết bị, bạn có nhiều phương pháp khác nhau. Một trong số đó là sử dụng giấy ăn hoặc khăn ướt để lau sạch các bộ phận trong máy. Ngoài ra, bạn cũng có thể loại bỏ mùi hôi bằng các nguyên liệu sau:
- Giấm trắng: Đặt 1 chén giấm trắng (không kèm các đồ vật khác) vào kệ đựng chén dĩa và chọn chế độ rửa ở nhiệt độ cao. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và máy sẽ không còn mùi hôi nữa.
- Nước chanh: Vắt chanh lấy nước, sau đó đổ nước chanh vào ngăn chứa bột rửa.
- Baking soda: Rải baking soda lên đáy máy rửa chén và cho thiết bị chạy theo chu kì rửa ngắn nhất. Sau khi hoàn thành, mùi hôi trong máy sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Trong trường hợp không sử dụng thiết bị, hãy hé cửa để giảm thiểu mùi hôi phát sinh.
Với những mẹo đơn giản trên, bạn có thể bảo dưỡng máy rửa chén tại nhà một cách đơn giản và dễ dàng. Điều này giúp cho máy luôn hoạt động tốt để tiết kiệm chi phí sửa chữa và kéo dài thời gian sử dụng. Nếu bạn đang tìm mua một chiếc máy rửa chén uy tín, chính hãng thì hãy ghé ngay HomeStory để được tư vấn kĩ càng nhé! Đừng quên theo dõi Fanpage HomeStory để biết thêm nhiều thiết bị bếp khác nữa nhé.
Xem thêm:
- Review 12 máy rửa chén dưới 20 triệu đỉnh cao, rửa sạch bong chén dĩa nhà bạn
- Máy hút mùi Arber có tốt không? Có nên mua không?
- Máy rửa chén bao nhiêu tiền? Giá các loại máy rửa chén và 1 số hãng uy tín hiện nay
- Máy rửa chén bát âm tủ
Máy Rửa Chén Bát Âm Tủ Toàn Phần 13 Bộ Bosch HMH.SMV4ECX14E Serie 4
39.340.000₫Được xếp hạng 4.40 5 sao - Máy rửa chén bát âm tủ
Máy Rửa Chén Bát Âm Tủ Toàn Phần 14 Bộ Bosch HMH.SMV4HCX48E Serie 4
37.780.000₫Được xếp hạng 4.20 5 sao - Máy rửa chén bát âm tủ
Máy Rửa Chén Bát Âm Tủ Toàn Phần 14 Bộ Bosch HMH.SMV6ZCX42E Serie 6
52.990.000₫Được xếp hạng 4.60 5 sao - Máy rửa chén bát âm tủ
Máy Rửa Chén Bát Bán Âm Tủ 14 Bộ Bosch HMH.SMI4HCS48E Serie 4
42.550.000₫Được xếp hạng 4.60 5 sao