Tết Nguyên Tiêu Là Ngày Bao Nhiêu? Nguồn Gốc Ngày Tết

Tết Nguyên Tiêu Là Ngày Bao Nhiêu? Nguồn Gốc Ngày Tết

Xem nhanh

Tết Nguyên Tiêu là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa của người dân Á Đông. Vậy Tết Nguyên Tiêu là ngày bao nhiêu trong năm, và nó mang ý nghĩa gì đặc biệt trong văn hóa người Á Đông? Hãy cùng HomeStory tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngày lễ này.

Tết Nguyên Tiêu là gì? Tết Nguyên Tiêu là ngày bao nhiêu?

Tết Nguyên Tiêu, còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, là một dịp lễ quan trọng trong văn hóa của người Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Lễ Nguyên Tiêu bắt đầu bằng đêm trăng sáng, đây không chỉ là lúc tưởng nhớ tổ tiên mà còn cầu nguyện cho một năm mới đầy an lành và thịnh vượng.

Tết Nguyên Tiêu Là Gì? Tết Nguyên Tiêu Là Ngày Bao Nhiêu?
Tết Nguyên Tiêu là gì? Tết Nguyên Tiêu là ngày bao nhiêu?

Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng (tức ngày 15 tháng 1 âm lịch), được coi là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, đánh dấu sự khởi đầu của một tháng mới theo lịch âm.

Nguồn gốc, ý nghĩa tết Nguyên Tiêu

Theo giáo sư Đinh Đức Tiến, thuộc Khoa Lịch sử tại Đại học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Qua nhiều thế hệ, đã phát triển thành nhiều phiên bản truyền thuyết khác nhau. Dưới đây là truyền thuyết nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu được biết đến nhiều nhất.

Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu xuất hiện từ thời nhà Hán (khoảng 206 TCN – 220 SCN). Trong giai đoạn này, vua Hán Văn Đế đã chọn ngày rằm tháng Giêng làm thời điểm tổ chức lễ hội để cầu nguyện quốc thái dân an. Theo thời gian, lễ Nguyên Tiêu du nhập vào Việt Nam và trở thành một ngày lễ không thể thiếu trong văn hóa tinh thần của người Việt.

Nguồn Gốc Tết Nguyên Tiêu
Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ cầu mong sự may mắn, hạnh phúc, sức khỏe, và sự thịnh vượng cho bản thân, gia đình. Đây cũng là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh tổ tiên, cũng như thể hiện lòng biết ơn đối với đất trời, thiên nhiên.

Vào dịp lễ Nguyên Tiêu, mỗi gia đình thường trang trọng chuẩn bị mâm cỗ cúng, như một biểu hiện sâu sắc của lòng biết ơn và kính trọng dành cho Đức Phật và các bậc tiên tổ, hy vọng rằng năm mới sẽ mang lại bình an, thịnh vượng.

Lễ Nguyên Tiêu tại các nước trên thế giới

Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ truyền thống quan trọng ở nhiều quốc gia châu Á. Mỗi quốc gia sẽ có một kiểu đón lễ khác, cùng điểm qua một vài quốc gia xem cách người dân đón ngày rằm tháng Giêng thế nào nhé.

Tết Nguyên Tiêu của người Việt

Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam hay còn gọi là rằm tháng Giêng, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt. Đây là dịp mỗi gia đình ở nhà hoặc lên chùa dâng sao giải hạn, cầu mong sự an lành, hạnh phúc và thịnh vượng.

Tết Nguyên Tiêu Của Người Việt
Tết Nguyên Tiêu của người Việt

Trong cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực như Quận 5 và Quận 6 của thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có những sự kiện lễ hội đầy màu sắc được tổ chức tại các Hội quán và trong từng gia đình. Các hoạt động bao gồm lễ nghi truyền thống, múa lân, nghệ thuật thư pháp, cùng với các màn trình diễn âm nhạc, tạo nên một không khí rộn ràng và đậm đà bản sắc văn hóa.

Tết Thượng Nguyên người Hoa tại Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc, còn được biết đến với tên gọi là Lễ Hội Đèn Lồng hay Tết Thượng Nguyên, diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng của năm mới âm lịch. Sự kiện là cơ hội để người dân thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè, cũng như cầu nguyện cho một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc.

Tết Thượng Nguyên Người Hoa Tại Trung Quốc
Tết Thượng Nguyên người Hoa tại Trung Quốc

Trong ngày lễ này, khắp các thành phố ở Trung Quốc đều được trang hoàng rực rỡ bằng những chiếc đèn lồng đầy màu sắc và các loại đèn truyền thống khác. Đèn lồng không chỉ là biểu tượng của may mắn và tài lộc mà còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma và mang lại ánh sáng, sự ấm áp cho mọi nhà.

Ngoài ra, lễ Nguyên Tiêu còn là dịp để người Trung Quốc thưởng thức các món ăn truyền thống đặc sắc, trong đó phải kể đến bánh nguyên tiêu – một loại bánh ngọt được làm từ đậu xanh hoặc đậu đỏ và bọc trong lớp bột dẻo mịn, tượng trưng cho sự đầy đủ và viên mãn.

Tết Nguyên Tiêu tại các nước khác

Tại Hàn Quốc, Tết Nguyên Tiêu được gọi là Jeongwol Daeboreum. Ngày này, người Hàn Quốc có truyền thống ăn các món ăn đặc biệt như ogokbap (cơm năm vị) và namul (rau sống hoặc luộc), cùng với việc thực hiện nghi thức bureom, tức là đập vỡ hạt dẻ cười để xua đuổi tà khí và bệnh tật.

Tết Nguyên Tiêu Tại Hàn Quốc
Tết Nguyên Tiêu tại Hàn Quốc

Singapore là một quốc gia đa văn hóa với cộng đồng người Hoa chiếm phần lớn nên Tết Nguyên Tiên tại đây khá giống với Tết tại Trung Quốc. Trong ngày này, khắp thành phố được trang hoàng rực rỡ bằng hàng nghìn đèn lồng và ánh sáng. Các khu phố như Chinatown trở thành tâm điểm với nhiều gian hàng bày bán đồ trang trí, quà tặng, và thực phẩm truyền thống.

Các câu hỏi liên quan đến Tết Nguyên Tiêu

Tết nguyên tiêu 2024 là ngày bao nhiêu Dương lịch?

Tết Nguyên Tiêu thường bắt đầu vào đêm 14 tháng Giêng, đêm trước trăng rằm đến ngày 15 rằm tháng Giêng âm lịch. Do đó, Tết Nguyên Tiêu sẽ vào đêm ngày 24/2 đến hết ngày 25/2 dương lịch (vào ngày thứ Bảy và Chủ Nhật).

Tết Nguyên Tiêu nên ăn gì?

Vào Tết Nguyên Tiêu, người Việt Nam thường ăn các món ăn truyền thống như bánh chưng, xôi gấc, gà luộc, bánh trôi nước, chè, … để cầu mong một năm mới may mắn và sung túc.

Thời gian cúng Tết Nguyên Tiêu như thế nào?

Thời điểm tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều) ngày Rằm tháng Giêng. Ngoài ra còn vào thời điểm từ sáng ngày 14/1 đến trước 19 giờ ngày 15/1 âm lịch.

Văn khấn Tết Nguyên Tiêu như thế nào?

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật Mười Phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa, cai quản trong xứ này.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỉ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỉ Muội họ nội, họ ngoại và các vị linh hương đã khuất.

Con tên là …

Tuổi:…

Mệnh:..

Ngụ tại … (địa chỉ cụ thể)

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm …, Với lòng thành kính và biết ơn, con xin dâng lên các ngài, tổ tiên nội ngoại, và các vị hương linh mâm cỗ cúng bái, gồm … (liệt kê các món ăn cúng).

Con kính cẩn khấn cầu, mong rằng các ngài thương xót giáng lâm, chứng giám cho gia đình chúng con, ban phước lành, sức khỏe, an khang, thịnh vượng, và bình an cho mọi người trong gia đình.
Xin cho quý tổ tiên phù hộ độ trì, giúp chúng con vượt qua mọi khó khăn, tai ương, bệnh tật, đem lại một năm mới đầy may mắn và thành công.

Con cũng kính cầu xin các ngài hãy giúp đỡ những linh hồn chưa siêu thoát, để họ sớm được tiêu diêu tự tại, gặp được phước báo.

Cuối cùng, con xin kính cẩn tạ ơn và mong rằng các ngài luôn đồng hành, bảo vệ cho gia đình chúng con trên mọi bước đường của cuộc sống.

Con kính cẩn bái lạy.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về Tết Nguyên Tiêu, một ngày lễ truyền thống của dân tộc với nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Homestory chúc bạn có một ngày Tết Nguyên Tiêu đầy may mắn và hạnh phúc. Đừng quên theo dõi Fanpage HomeStory để cập nhật những kiến thức về các ngày lễ cúng nhé.

Xem nhanh

Shopping Cart
Scroll to Top