Cách làm bánh chưng Tết ngon luôn là vấn đề được các chị em nội trợ quan tâm, đặc biệt bên cạnh hương vị truyền thống thì hiện nay còn có thể cách làm các loại bánh chưng mới như bánh chưng – lá chuối – nhân ngọt – nhân cá,…Hãy cùng Nội thất HomeStory tìm hiểu và chuẩn bị 1 mâm bánh chưng tết thật ngon cho cả nhà mà chỉ cần chút thời gian thôi bạn nhé.
Tìm hiểu về bánh chưng Tết truyền thống
Bánh chưng ngày Tết là gì?
Bánh chưng được xem là quốc thực của dân tộc Việt, là món ăn truyền thống mà bất kỳ ai cũng biết và cũng từng được ăn. Từ truyền thuyết Lang Liêu, bánh chưng được tạo ra để tôn vinh công ơn của các bậc trưởng bối, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, với đất trời. Các dịp thường làm bánh chưng là vào Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch) và Giỗ tổ Hùng Vương (vào ngày mùng 10 tháng 03 âm lịch) hàng năm.
Bánh có hình dáng vuông vức, đại diện cho mặt đất (theo quan niệm đất vuông trời tròn); bên ngoài là màu xanh mướt của lá dong, đại diện cho mẹ thiên nhiên; bên trong bánh là nếp, đậu xanh và thịt heo đại diện cho sự sống dung dưỡng bên trong mẹ thiên nhiên.
Mặc dù gọi là bánh chưng (chưng trong chưng cất hoặc còn hiểu là hấp), tuy nhiên, cách làm bánh chưng lại là luộc trong nước. Nhờ đó mà mùi vị của bánh được hòa quyện giữa lá dong, đậu xanh, nếp và vị béo ngậy của thịt mỡ.
Bánh chưng làm bằng gì?
Bánh chưng được làm từ 4 loại nguyên liệu chính gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Ngoài ra ở một số nơi sẽ thay đổi nguyên liệu như nếp hoặc thịt để tạo ra các món bánh chưng mới phù hợp với khẩu vị vùng miền như bánh ngũ sắc, bánh nhân cá, bánh cốm,…chính vì vậy cách làm bánh chưng rất phong phú đa dạng và hương vị cũng độc đáo tuỳ theo từng vùng miền.
Bánh chưng truyền thống ngày Tết ở miền Bắc thường có nhân thịt heo hoặc không, nhiều người làm nhân chay không thịt để có thể bảo quản được lâu ngày, trong khi đó ở miền Nam người ta sẽ làm nhân chuối để tránh bị ngán.
Sự khác nhau giữa bánh chưng miền Nam và Bắc – Trung
Mỗi vùng miền sẽ có những đặc sản và đặc trưng về khẩu vị khác như, vậy nên bánh chưng và cách làm bánh chưng cũng có nhiều điểm khác biệt ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Bánh chưng vuông miền Bắc – gói lá dong
Bánh chưng miền Bắc được xem là loại bánh chưng truyền thống nhất, giữ được nét cổ truyền và hương vị ban đầu. Ở miền Bắc chỉ làm loại bánh chưng vuông gói lá dong, bên trong lá là nhân gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh.
Bánh chưng miền Nam – gói lá chuối
Ở miền Nam người dân không làm và cúng bánh chưng hình vuông mà gói hình trụ dài, gói bằng lá chuối thay vì lá dong, còn gọi là bánh tét hay bánh đòn. Bánh tét về cơ bản cũng giống bánh chưng nhưng ít đậu xanh và ít thịt (hoặc không thịt) để có thể ăn qua tết. Chính vì vậy nên cách làm bánh chưng và bánh tét cũng có đôi phần khác nhau về cả quy trình lẫn hình thức.
Bánh chưng miền Trung – quy tụ tinh hoa 2 miền Nam Bắc
Miền Trung sẽ cúng cả bánh chưng và bánh tét, tuy nhiên bánh chưng miền Trung lại bé và ít nhân hơn miền Bắc còn bánh tét thì dùng để ăn tại nhà chứ không mang đi làm quà biếu tết.Cách làm bánh chưng của miền Trung thì cũng giống miền Bắc, chỉ là giới hạn về nguyên liệu và kích cỡ.
Cách làm bánh chưng Tết ngon đủ loại
Theo thời gian, khẩu vị vùng miền dần có sự thay đổi và cũng yêu cầu nhiều hơn về tính sáng tạo trong ẩm thực dân tộc, do đó bánh chưng cũng được cải tiến nhiều hơn so với truyền thống. Sau đây là cách làm bánh chưng truyền thống ngày Tết 2 miền Bắc Nam và các loại bánh chưng cải tiến với nhiều vị ngon mới lạ.
Cách làm bánh chưng truyền thống ngày Tết miền Bắc
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng miền Bắc
- Gạo nếp: 650 gram/cái
- Đậu xanh không vỏ: 400 gram/cái
- Thịt ba chỉ lợn: 300 gram/cái
- Lá dong
- Lạt tre
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trước khi tiến hành cách làm bánh chưng, bạn nên ngâm nếp và đậu xanh không vỏ ít nhất 4 tiếng đồng hồ, tốt nhất là nên ngâm qua đêm. Một mẹo nhỏ để gạo nếp được thơm và có màu xanh đẹp mà không phải ai cũng biết đó là bạn nên ngâm chung nếp với lá riềng hoặc lá dứa.
- Nếp sau khi ngâm thì cho vào rổ và để ráo nước, rắc 1 – 2 muỗng cà phê muối vào sau đó trộn đều.
- Đậu xanh không vỏ cũng làm tương tự, đợi ráo nước thì trộn chung với muối và tiêu.
- Thịt ba chỉ lợn rửa sạch, để ráo; sau đó ướp với muối, tiêu và đường.
Bước 2: Gói bánh
Sau khi chuẩn bị và sơ chế hoàn tất phần nguyên liệu, các bạn bước vào khâu tạo hình gói bánh. Đối với những ai mới bắt đầu làm thì nên dùng khuôn hình gói bánh chưng ngày tết, khuôn này sẽ giúp bánh được gói đều và đẹp hơn. Cách gói bánh chưng theo từng bước sau:
- Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại.
- Sau đó bạn đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên, nên rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh.
- Tiếp theo, bạn rải gạo nếp phủ lên trên, tốt nhất là lượng nếp ở trên và đậu xanh ở dưới đồng đều nhau.
- Cuối cùng, bạn gói bánh rồi dùng dây buộc lại, nên nhớ không buộc quá chặt vì bánh sẽ còn nở ra thêm trong quá trình nấu.
Bước 3: Luộc bánh
Cách nấu bánh chưng ngày tết truyền thống trước giờ luôn là luộc bánh trong nồi, đổ nước ngập bánh, thời gian tầm khoảng 5 tiếng nếu là bánh nhỏ, bánh lớn thì sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng nồi áp suất thì thời gian sẽ rút ngắn chỉ còn có 1 tiếng.
Khi luộc bạn nên chuẩn bị sẵn nước sôi để châm liên tục khi nồi cạn nước. Khi luộc được nửa thời gian bạn nên trở bánh lại để bánh được chín đều.
Sau khi luộc đủ thời gian, bạn vớt bánh, ngâm vào nước lạnh 20 phút; sau đó đặt vật nặng đè lên để bánh vắt hết nước ra ngoài, tránh bị nhão và cố định hình dáng bánh, thời gian ép khoảng 5 – 8 tiếng là hoàn thành.
Sau khi hoàn thành theo đúng công thức nấu bánh chưng ở trên, các bạn để vào tủ lạnh để bảo quản, khi nào ăn thì dùng lò vi sóng rã đông là được.
Cách làm bánh tét miền Nam
Nguyên liệu làm tét
- 400g gạo nếp cái hoa vàng
- 200g đậu xanh đã đãi sạch vỏ
- 1 bó lạt tre
- 100g thịt ba chỉ
- 1 bó lá chuối (tàu lá dài, còn nguyên vẹn)
- Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu xay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Các bạn sơ chế gạo nếp và đậu xanh như cách làm bánh chưng miền Bắc ở trên.
- Phần thịt để ngon hơn các bạn rửa sạch, để ráo; cho 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê hạt tiêu, trộn đều rồi ướp trong 30 phút.
- Riêng lạt tre nên ngâm trong nước khoảng 8 tiếng cho mềm. Sau đó, bạn xé lạt tre thành những sợi dài, có chiều ngang 0,5cm.
- Lá chuối rửa sạch, tước phần sống lưng lá, chia lá thành những miếng dài khoảng 60 cm, cuốn lại thành cuộn nhỏ.
- Nấu một nồi nước sôi, cho vào 1 muỗng cà phê; sau đó bạn cho lá chuối vào chần sơ rồi vớt ra ngay; như vậy, lá chuối sẽ mềm, khi thực hiện cách làm bánh chưng lá chuối cũng sẽ dễ dàng hơn.
Bước 2: Gói bánh
- Tiếp đến, bạn trải lá chuối lên một mặt phẳng lớn như mâm, khay, mặt bàn sạch. Xếp hai miếng lá chuối cạnh nhau (như hình tàu lá chuối ban đầu khi chưa rọc), xếp thêm một miếng vào giữa.
- Bạn cho 200g gạo nếp vào giữa lá chuối, dàn mỏng một lớp gạo theo chiều ngang, tiếp đó cho thêm 100g đậu xanh. Lưu ý, lớp đậu xanh phải ít hơn gạo và nằm gọn trong lớp gạo trắng.
- Tiếp theo, bạn đặt một miếng thịt ba chỉ lên trên đậu xanh để làm nhân, sau đó thêm một lớp đậu xanh 100g và một lớp gạo nếp 200g. Chú ý: bạn phải để gạo nếp phủ đều toàn bộ phần nhân đậu xanh và thịt.
- Sau đó, bạn gói lớp lá chuối ở giữa để cố định hình dáng gạo, tiếp theo dùng 2 lớp lá chuối bên ngoài cuộn chặt lại, gấp 2 bên mép để tạo thành một chiếc bánh hoàn chỉnh. Các thao tác cuộn lá chuối, gấp mép phải thật chắc tay để bánh chặt và đẹp.
- Kế đến, bạn dùng lạt buộc cố định bánh theo chiều dọc và chiều ngang là hoàn thành cách gói bánh tét.
Bước 3: Luộc bánh
- Khi luộc bánh tét miền Nam nhớ chèn lá thừa vào trong nồi bánh: Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.
- Nấu bánh tét miền Nam 2 lửa: Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, ngon hơn. Ngoài ra việc này cũng loại bỏ phần nhứt bánh. Nếu để nhớt nhiều không rửa giữa 2 lần lửa sẽ bảo quản kém hơn, bánh nhanh hỏng. Khi bỏ vào trở đầu để bánh được chín đều.
- Cuối cùng, khi vớt bánh ra cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh. Treo lên cao cho bánh khô hoàn toàn.
- Chú ý châm nước thường xuyên tránh để tình trạng cạn nước.
Cách làm bánh chưng nhiều màu – bánh ngũ sắc
Chuẩn bị nguyên liệu
Cách làm bánh chưng nhiều màu – bánh ngũ sắc ngon rất đơn giản. Chỉ cần chú ý khâu nguyên liệu đầu vào, chọn màu sắc theo nguyên liệu:
- Màu trắng: Là màu tự nhiên của nếp trắng
- Màu tím: Màu lá cẩm
- Màu vàng: Màu dành dành
- Màu xanh lá: Màu lá dứa
- Màu cam: Màu gấc
Cách làm bánh chưng ngũ sắc thông dụng chính là bạn xếp nếp sao cho màu đỏ nằm ở giữa, các màu còn lại gồm xanh, vàng, tím, trắng bao xung quanh. Sau đó bạn đặt lên mặt nếp lần lượt theo thứ tự: đậu xanh, thịt ba chỉ, đậu xanh rồi phủ lên trên 1 lớp nếp được xếp các màu giống lớp nếp vừa nãy.
Bạn nén chặt nhân, dàn nếp đều cho phẳng với khuôn để bánh được định hình chắc chắn hơn.
Sơ chế nguyên liệu
- Lá dứa: Chỉ cần rửa sạch rồi xoay nhuyễn ra, lấy phần nước màu xanh. Nhớ lược bỏ xơ bạn nhé!
- Sơ chế Gấc: Nạo lấy hạt gấc rồi ngâm với rượu trắng khoảng 1 muỗng là hợp lý. Tiếp đến cạo hết phần gấc và loại bỏ hạt đen, thu về phần thịt gấc.
- Lá cẩm mua về nhặt bỏ lá bị hư, dập. Sau đó đem nấu với nửa lít nước trong 10 phút, thấy nước cạn đổ thêm 200ml nước (khoảng nửa chai nước suối) rồi nấu tiếp 10 đến 15 phút. Sau đó tắt bếp để nguội, lọc qua ray lọc bỏ xác lấy nước.
- Hạt dành dành ngâm nước, thấy hạt mềm thì đem giã nhuyễn rồi cho khoảng nửa chén nước, sau đó chắc lấy nước màu vàng.
Ngâm nếp làm bánh chưng ngũ sắc nhiều màu
Nếp ngỗng vò nhẹ với nước sạch từ 5 đến 6 lần. Sau đó, bạn chia nếp thành 5 phần bằng nhau, lấy 4 phần trộn với 4 màu đã chuẩn phần còn lại giữ nguyên màu trắng của nếp.
Bạn đổ nước xắp mặt nếp và để yên ngâm nếp trong vòng từ 6 – 8 tiếng.
Vây là sơ chế xong nguyên liệu. Các bước làm chi tiết tương tự làm bánh chưng nhé, chỉ thay đổi phần nếp.
Cách làm bánh chưng nhân cá
Bánh chưng nhân cá hồi, basa,… Là món bánh mới lạ chỉ vừa xuất hiện trong khoảng 2 – 3 năm gần đây. Hương vị mới lạ đến từ nguyên liệu mới, giúp bạn trải nghiệm cảm giác độc đáo và đổi khẩu vị ngày tết.
Cách làm bánh cũng giống với cách làm bánh chưng truyền thống tuy nhiên bạn thay thịt ba chỉ bằng cá và cần đảm bảo ăn ngay hoặc cấp đông vì phần nhân bằng cá nhanh hư hơn là thịt.
Cách làm bánh chưng ngọt
Nhắc đến bánh chưng ngọt nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bánh chưng có nhân ngọt, nhưng thật ra cách làm bánh chưng ngọt vẫn như truyền thống, chỉ là có thêm đường phèn trong bánh giúp bánh có thêm vị ngọt nhẹ nhàng và thanh mát.
Bánh chưng ngọt sử dụng đỗ xanh, nếp, đường phên, thịt lợn nạc hơn cả loại bánh chưng thường.
Cách chọn đường phên làm bánh chưng ngọt cầu kì hơn trong khâu gói, bởi vì đường phên phải là đường ngon được cạo mỏng từ những tảng lớn, màu nâu sậm, vị ngọt đậm.
Ngoài ra, gói bánh chưng ngọt cần thêm các nguyên liệu khác như hoa hồi, chút vỏ quế, dừa, thế mới làm nên hương vị đặc biệt. Hoa hồi khô mua ở tiệm thuốc Bắc cùng vỏ quế được nghiền thành bột mịn rồi ướp với thịt, nước mắm, hạt tiêu. Đường phên gói đến đâu, cạo tới đó để tránh đường bị ướt.
Quy trình gói bánh chưng ngọt cũng khó và phức tạp hơn bình thường, xem qua bài viết chi tiết của HomeStory để biết cách làm nhé!
Cách làm bánh chưng cốm
Cách làm bánh chưng cốm thì tương tự các món bánh chưng khác. Tuy nhiên phần nguyên liệu chuẩn bị thêm cốm dẹp (1kg cốm dùng gói được 10 cái bánh chưng).
Cách chọn mua cốm ngon làm bánh chưng cốm:
- Lưu ý chọn cốm có màu xanh non là cốm mới (ngã vàng là cốm cũ).
- Cốm có mùi thơm, hạt to bằng hạt lúa nếp.
Khi trộn nguyên liệu trộn cốm chung với nếp theo tỉ lệ 2 phần nếp 1 phần cốm.
Chế biến theo cách làm bánh chưng bên trên bạn nhé!
Cách dùng và các món ăn kèm bánh chưng
Cách dùng bánh chưng lâu ngày không bị hư
Ngày trước để tránh bánh dễ bị hư, người ta thường làm bánh nhân ít thịt hoặc không thịt, còn hiện nay, sau khi thành phẩm, bạn có thể để bánh vào ngăn đông để giữ được độ ngon của bánh. Khi nào cần dùng, bạn chỉ cần đưa vào lò vi sóng tầm 10 – 15 phút là có thể dùng được ngay.
Các món ăn kèm bánh chưng ngon dậy vị
Bánh chưng ở cả miền Bắc và Trung Nam đều được dùng ăn kèm với củ kiệu, dưa món. Xét về mặt khoa học, bánh chưng nhiều đạm và tinh bột, chất béo. Dưa món bổ xung chất xơ, tạo sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Vị chua cay nhẹ, ăn giòn làm bánh chưng đỡ ngán hơn.
Ngoài ra, có thể ăn kèm bánh chưng với rau củ. Bổ xung vitamin cũng như làm bánh chưng hấp dẫn ăn đỡ ngáy.
Một số gia đình cân nhắc cho thêm nước tương hay còn gọi là xì dầu chấm cũng cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
Cách trang trí đĩa bánh chưng
Các cách trang trí bánh chưng sau đây sẽ giúp bạn có món bánh chưng ngon đẹp mắt trong ngày tết.
- Cắt bánh chưng đều thành 8 phần bằng dây lạc buộc bánh chưng tước nhỏ. Để trên bánh kéo căng dây thế là có miếng bánh chưng 1/8 đẹp mắt
- Tỉa hoa cà chua, hoa cà rốt trang trí kèm theo
- Các món ăn kèm như: dưa leo, dưa chua và kiệu,…
Cập nhật các cách làm bánh chưng ngày Tết tại HomeStory
Vốn là món ăn truyền thống nhưng cách làm bánh chưng ngày tết ngày càng thay đổi liên tục cả về khẩu vị và nguyên liệu, chính vì vậy để có được cách làm ngon và cập nhật nhanh nhất, các bạn nên tham gia hội Nghiện Bếp của HomeStory để cập nhật liên tục nhé.
Hãy theo dõi ngay và cập nhật các thông tin mới nhất về cách làm bánh chưng tết của HomeStory tại Fanpage HomeStory bạn nhé.