Thực Đơn Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam Ngon, Đầy Đủ Món

Xem nhanh

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam được nhiều người đánh giá phóng khoáng, đơn giản do người miền Nam chân chất, thật thà, không bị bó buộc quá nhiều trong lễ nghi nên việc bày biện mâm cơm cúng ngày Tết cũng không quá khắt khe. 

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam tuy được bài trí đơn giản, không cầu kỳ nhưng cũng rất đầy đủ và phong phú với các loại món ngon và trái cây mang nét đặc sản vùng miền. Hãy cùng HomeStory tìm hiểu những điều bất ngờ trong thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Nam nhé!

Xem thêm: Cách Làm Bánh Chưng Tết Truyền Thống Ngon Chuẩn Vị Chỉ 2 Giờ

Ý nghĩa của Mâm cỗ cúng 30 Tết miền Nam

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam được chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận với nhiều món ngon đa dạng. Tuy người miền Nam không bị bó buộc trong những quy tắc bài trí mâm cỗ nhưng mâm cúng cơm Tết luôn đảm bảo sự đủ đầy, sung túc trong năm mới.

Ý Nghĩa Của Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam
Ý nghĩa của mâm cỗ ngày Tết Miền Nam

Việc bày biện mâm cỗ ngày Tết miền Nam không chỉ tôn lên nét đẹp văn hóa ở nơi đây mà nó còn thể hiện một sự gắn kết, yêu thương và lòng biết ơn của con cháu cho ông bà, tổ tiên. Mâm cỗ càng được bày biện tinh tế, đơn giản bao nhiêu càng thể hiện được sự chan hóa, ấm áp của người miền Nam bấy nhiêu.

Thực đơn món ngon Tết miền Nam 

Dưới đây là 9 món ăn không thể thiếu trong thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Nam bao gồm bánh tét, thịt kho tàu, canh khổ qua, gà luộc, chả lụa, chả giò, canh măng giò heo hầm, lạp xưởng, và các loại mứt (mứt dừa, mứt gừng,…). Hãy cùng HomeStory tìm hiểu chi tiết từng loại món ăn Tết nhé!

Bánh Tét

Ý nghĩa của bánh Tét là gì?

Bánh tét bọc lá chuối xanh tượng trưng cho hình ảnh của người mẹ bao bọc lấy con mình. Vì vậy nó mang mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết. Không chỉ vậy, nhân đậu màu vàng bên trong vỏ bánh xanh còn gợi lên hình ảnh người nông dân và màu xanh của đồng quê, gợi lên niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp” và một mùa xuân an bình cho mọi nhà.

Bánh Tét Miền Nam Được Gói Từ Lá Chuối Với Màu Xanh Tươi Mát
Bánh tét miền Nam được gói từ lá chuối với màu xanh tươi mát

Bánh Tét trong văn hóa của người miền Nam

Bánh tét là một trong những món bánh Tết không thể thiếu trong mâm cỗ ở các tỉnh miền Nam. Bánh Tét được làm từ nếp dẻo, đậu xanh và thịt mỡ được gói bằng lá chuối, sau đó đem luộc chín. 

Ngày nay, với sự khéo léo của cộng đồng người dân tộc tại tỉnh Trà Vinh mà miền Nam đã có một làng nghề bánh tét Trà Cuôn nổi danh với những sự sáng tạo cho đòn bánh tét truyền thống trở nên thu hút hơn bao giờ hết trên mâm cơm Tết của người Việt.

Bánh tét không chỉ là món bánh Tết của người miền Nam nữa mà là của Việt Nam, của những người còn Việt Nam đang sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng đều muốn trên mâm cổ ngày Tết nhà mình phải có đòn bánh tét thân thương.

Thông thường, trên mâm cỗ ngày Tết miền Nam, bánh tét sẽ được cắt và bày trí tính theo dĩa, những khoanh bánh tròn đại hiện cho sự đủ đầy của gia đình trong ngày Tết Nguyên Đán. 

Bánh Tét Ngũ Sắc Ngày Tết Ngụ Ý Đoàn Viên, Xung Túc
Bánh tét ngũ sắc ngày Tết ngụ ý đoàn viên, xung túc

Tuỳ vào số lượng thành viên trong gia đình mà sẽ gói lượng bánh khác nhau, nếu gia đình nhiều người cần nấu số lượng bánh lớn thì nên sử dụng những thiết bị nhà bếp có công suất cao thay vì nấu bằng than củi như các gia đình truyền thống.

Bên cạnh đó, nếu chỉ cần nấu lượng bánh vừa phải cho gia đình ít người và gói bánh nhỏ thì bạn có thể lựa chọn các lò hấp thay vì các thiết bị thông thường. Lò hấp bánh có công suất cao, không chỉ giúp vỏ và nhân bánh chín đều từ trong ra ngoài mà còn giữ lại lượng nước vốn có trong bánh. Giúp bạn tiết kiệm thời gian ngồi canh bánh chín.

Ngoài ra những chiếc lò vi sóng cũng là trợ thủ đắc lực cho bạn trong những ngày Tết bởi vì nó sẽ giúp bạn hâm nóng lại bánh Tét nhanh, hiệu quả mà không hề làm mất đi vị ngon vốn có của bánh. Chỉ với 90s bạn sẽ có ngay một khoanh bánh ngon nếu như bạn đã bảo quản bánh tét trong tủ lạnh.

Tham khảo một số loại lò vi sóng giá tốt nhất:

Thịt kho tàu

Ý nghĩa của món thịt kho tàu là gì?

Thịt kho tàu (hay còn gọi là thịt kho trứng) là món ăn phổ biến trong các mâm cơm cúng ngày Tết. Theo văn hoá dân gian, món thịt kho hột vịt mang ý nghĩa năm mới trọn vẹn, bình an, sung túc với miếng thịt vuông và quả trứng tròn.

Thịt Kho Tàu Chuẩn Vị Trọn Vẹn, Bình An Và Sung Túc Cho Cả Năm
Thịt kho tàu chuẩn vị trọn vẹn, bình an và sung túc cho cả năm – mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Thịt kho tàu trên mâm cỗ Tết miền Nam

Để nấu món thịt kho trứng đậm đà, thơm ngon bạn có thể kết hợp thêm nước dừa để đậm vị. Đặc biệt, khi ninh thịt trên bếp từ bằng nồi 5 đáy chuyên dùng, thịt sẽ không dính đáy nồi, chín đều và mềm hơn.

Xem thêm: Cách Nấu Thịt Kho Tàu Ngày Tết Miền Nam Thơm Ngon Chuẩn Vị

Canh khổ qua

Ý nghĩa canh khổ qua là gì?

Người miền Nam quan niệm canh khổ qua giúp xua đi những khổ cực của năm cũ, chào đón năm mới tốt lành, hạnh phúc. 

Canh Khổ Qua Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam Xua Đi Những Khổ Cực Của Năm Cũ
Canh khổ qua trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam xua đi những khổ cực của năm cũ

Canh khổ qua trên mâm cơm Tết miền Nam

Món canh đơn giản với khổ qua nguyên trái làm sạch bỏ ruột, nhân bên trong là thịt heo xay nhuyễn, có thể trộn với chả cá để tăng độ dai, thêm nấm mèo thái sợi và hành lá. Món canh ngon khi khổ qua không quá đắng và nước dùng thanh ngọt.

Có nhiều cách để nén nhân vào khổ qua, người miền Tây thường rạch một đường trên trái theo chiều dọc rồi móc hết ruột khổ qua ra thay vào nhân sẽ được nén vào trong, khổ qua chín nguyên trái, như vậy nhân sẽ được ngọt hơn rất nhiều khi ít tiếp xúc với nước hầm nhất.

Ngoài ra, bạn có thể cắt khúc khổ qua khoảng 2cm-3cm rồi nhồi nhân vào trong hoặc cắt đôi quả theo chiều ngang,…

Gà luộc

Ý nghĩa của gà luộc là gì?

Ý nghĩa của món gà luộc ngày Tết chính là tượng trưng cho năm mới ấm no, an khang. Đối với những gia đình làm ăn hoặc kinh doanh, ăn gà luộc để khởi đầu một năm mới sẽ giúp cả gia đình có một năm thuận buồm xuôi gió

Gà luộc trên mâm cơm cúng miền Nam

Mâm cơm cúng ngày Tết của người miền Nam không thể thiếu gà luộc. Dĩa gà luộc thường là gà trống nguyên con được buộc cánh tiên, sau khi cúng lễ sẽ được làm món gỏi gà với các nguyên liệu như hành tây, bắp cải, ngó sen,…

Gà Luộc Cúng Vào Ngày Tết Khởi Đầu Cho Một Năm Mới Thuận Buồm Xuôi Gió - Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam
Gà luộc cúng vào ngày Tết khởi đầu cho một năm mới thuận buồm xuôi gió – mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Món gà luộc thường được làm rất dễ dàng, tuy nhiên để món gà có màu vàng đẹp, chín đều, thơm ngon thì nên sử dụng nồi luộc gà có dung tích lớn, nếu nồi quá nhỏ thì da gà sẽ dính vào thành và đáy nồi.

Chả lụa, chả hoa

Ý nghĩa chả lụa ngày Tết là gì?

Chả lụa được làm từ thịt được xay giã nhuyễn kết hợp với gia vị tùy ý được gói trong lá chuối xanh rồi đem luộc chín. Giò chả được chế biến xong sẽ có màu trắng, mang ý nghĩa bề ngoài bình dị, tinh tế nhưng tượng trưng cho sự phú quý sang trọng, trong ấm ngoài êm.

Chả Lụa Biểu Tượng Của Sự Bình Dị Của Người Miền Nam
Chả lụa biểu tượng của sự bình dị của người miền Nam – mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Ý nghĩa chả hoa ngày Tết là gì?

Chả hoa với nhiều màu sắc được gói thêm nhiều loại rau, củ như nấm mèo, đậu que, cà rốt và trứng muối hoặc trứng bắc thảo. Bên ngoài bọc trứng ngụ ý đoàn viên, hòa thuận gia đình.

Chả hoa ngũ sắc là món phổ biến trên nhiều mâm cỗ của miền Nam được ăn cùng với dưa kiệu, dưa món rất bắt vị. Không chỉ đẹp mắt mà món chả này còn đem lại một hương vị khó quên nếu một lần bạn đã nếm qua.

Chả Hoa Ngũ Sắc Trên Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam
Chả hoa ngũ sắc trên mâm cỗ ngày tết miền Nam

Chả giò

Ý nghĩa của món chả giò ngày Tết là gì?

Chả giò là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam, chả giò giòn rụm, thơm ngon được rất nhiều người ưa chuộng. Chả giò được chế biến với nhân bên trong gồm có thịt, tôm và các loại rau củ với mong ước cả năm được ấm no, nhiều sức khỏe.

Chả Giò Biểu Tượng Cho Sự Ấm No Và Sức Khỏe - Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam
Chả giò biểu tượng cho sự ấm no và sức khỏe – mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Cách làm chả giò của người miền Nam

Chả giò được cuốn đơn giản với nhân môn thịt, khoai lang thịt hoặc tôm. Người miền Nam làm nhân chả giò không quá cầu kỳ như miền Bắc. Bánh quấn bên ngoài thường dùng là bánh pía, bánh tráng hoặc bánh rế.

Chả giò chiên ngập trong dầu đến vàng đều, dành để ăn kèm với bún nước lèo hoặc các loại chả, pate (giò thủ) như một món ăn chơi lôi cuốn.

Canh măng giò heo hầm

Ý nghĩa của món canh măng giò heo hầm là gì?

Canh măng nấu giò ở trên mâm cỗ Tết miền Nam mang giá trị vô cùng ý nghĩa. Món canh như một lời chúc “Vạn sự tốt lành, no ấm cả năm”.

Canh măng giò heo trên mâm cỗ Tết miền Nam

Ngày xưa món canh được nấu bằng củi lửa, nhưng khi xã hội phát triển hơn nhiều gia đình sử dụng nồi áp suất để nấu canh măng giò heo hầm. Điều này sẽ giúp món ăn càng thêm đậm vị, chân giò thơm mềm từ bên trong, nước dùng có vị ngọt thanh hấp dẫn.

Canh Hầm Giò Heo Ngày Tết Vạn Sự Như Ý, Ấm No Cả Năm
Canh hầm giò heo ngày Tết vạn sự như ý, ấm no cả năm – mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Khi hầm bằng nồi áp suất hơi nước và chất dinh dưỡng sẽ không bị bốc hơi mà sẽ được giữ lại toàn bộ bên trong, đảm bảo dinh dưỡng có trong thực phẩm và tiết kiệm thời gian.

Lạp xưởng

Ý nghĩa của lạp xưởng ngày Tết là gì?

Lạp xưởng là món ăn đặc trưng của người miền Tây Nam Bộ, lạp xưởng có màu đỏ mang ý nghĩa may mắn khi Tết đến Xuân về. Lạp xưởng còn tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Từng cây lạp xưởng xâu vào nhau như những xâu tiền địa diện cho bạc vàng đầy rương, một năm cơm áo dư dả, ăn nên làm ra.

Lạp Xưởng Biểu Tượng Cho Sự May Mắn Ngày Tết Miền Nam
Lạp xưởng biểu tượng cho sự may mắn trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Các cách chế biến lạp xưởng ngày Tết

Lạp xưởng khi chiên lên có mùi thơm đặc trưng rất lôi cuốn, ngoài việc chiên bạn có thể kết hợp lạp xưởng làm nhiều món ăn khác như cơm chiên lạp xưởng, gỏi, lạp xưởng xào đậu hoặc xào với các loại hành, bông hẹ,…

Lạp xưởng là món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày Tết miền Nam.

Mứt dừa, mứt gừng

Ngoài những món ăn ngày Tết, các loại bánh mứt Tết cũng được người miền Nam đặc biệt quan tâm. Mứt Tết miền Nam sẽ có vị ngọt hơn một chút so với miền Bắc và miền Trung. Trong đó, mứt gừng mứt dừa là hai loại mứt không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam.

Một số gia đình còn làm thêm món mứt tắc với hương vị chua ngọt, đậm sắc vàng tươi cho ngày Tết vô cùng hấp dẫn.

Mứt Tết Miền Nam Đậm Sắc Vàng Ngày Tết
Mứt tết đậm sắc vàng trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Ngoài ra, mứt còn được đặt trên bàn thờ ngày Tết miền Nam cùng với mâm ngũ quả, cho thấy kẹo mứt ngày Tết mang giá trị lớn trong nền văn hóa Việt Nam. 

Xem thêm: Cách Làm Mứt Dừa Dẻo Ngon Ngày Tết Tại Nhà Chỉ 3 Tiếng

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam đã có sự thay đổi gì qua thời gian?

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam được nhiều người đánh giá ngày càng được giản lược hơn qua thời gian, tùy vào mỗi vùng miền mà sẽ có những thay đổi khác nhau. Đặc biệt, do người miền Nam thích sự tự do, phóng khoáng nên mâm cỗ Tết ngày càng được giản lược để phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của gia đình.

Mâm Cỗ Tết Miền Nam Ngày Càng Giản Dị
Mâm cỗ Tết miền Nam ngày càng giản dị

Nếu như trong truyền thống, đến 29 Tết hoặc 30 Tết mọi nhà đều tất bật chuẩn bị những món ăn ngon, cùng nhau quây quần bên nồi bánh Tét thì trong những năm gần đây, mọi người thường lựa chọn đặt mua thay vì tự làm để tiết kiệm thời gian và công sức.

Đặc biệt, trong các gia đình ít thế hệ, việc chuẩn bị mâm cỗ Tết càng được giản lược. Các món ăn trong mâm cơm cúng ngày Tết của các gia đình hiện đại thường theo sở thích và khẩu vị, không nhất thiết phải có các món ăn đặc trưng mang tính truyền thống.

Cách bài trí mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Người miền Nam không quy định cụ thể cách bài trí mâm cỗ như miền Bắc (miền Bắc quy định tối thiểu trong mâm cỗ phải có 4 bát – 4 dĩa). Tuy nhiên, bàn thờ cúng ngày Tết miền Nam rất quan trọng nên cách bài trí cũng cần sang trọng và đẹp mắt. 

Cách Bày Trí Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam
Cách bày trí mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Các gia đình miền Nam thường chọn những bộ chén dĩa mới và đẹp nhất để xếp mâm cơm cúng, thể hiện lòng thành kính và mong muốn năm mới với nhiều thành công và may mắn.

Cách bài trí mâm ngũ quả của người miền Nam rất được quan tâm và chuẩn bị kỹ lưỡng. Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây: mãng cầu, trái dừa, xoài, quả sung và đu đủ mang ý nghĩa “cầu vừa đủ xài”, cầu mong năm mới đầy đủ sung túc.

Mẹo làm mâm cỗ ngày Tết miền Nam ngon

Lựa chọn thực đơn phù hợp với nhu cầu.

Qua thời gian, thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Nam đã có nhiều sự thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế, khẩu vị và thói quen sinh hoạt của từng gia đình, tuy nhiên vẫn gìn giữ những nét đặc trưng riêng.

Mẹo Lựa Chọn Các Món Ăn Cho Mâm Cỗ Ngày Tết
Mẹo lựa chọn các món ăn cho mâm cỗ ngày Tết

Các gia đình trẻ, gia đình 1 thế hệ, yêu thích sự hiện đại và phóng khoáng thường lựa chọn mâm cỗ ngày tết hiện đại với các món ăn đơn giản, được chuẩn bị dễ dàng, không mất nhiều thời gian nhưng trên bàn thờ gia tiên vẫn bày mâm ngũ quả truyền thống và không thể thiếu bánh Tét, thịt kho tàu.

2. Chọn thiết bị dụng cụ bếp chất lượng.

Thiết bị dụng cụ nhà bếp cao cấp, chất lượng sẽ giúp bạn làm mâm cỗ ngày Tết nhanh hơn. Đối với các món ăn đặc trưng không thể thiếu như gà luộc, canh măng giò heo hầm,… bạn nên lựa chọn nồi luộc gà hoặc nồi áp suất chuyên dụng để tiết kiệm thời gian và giúp món ăn thơm ngon tròn vị. 

Ngoài ra bạn nên cân đối lựa chọn các loại bếp như bếp điện từ, bếp hồng ngoại hoặc loại bếp kết hợp tiện lợi là bếp điện từ hồng ngoại để tiết kiệm điện trong nấu nướng những ngày Tết.

Như vậy, qua bài viết HomeStory đã gửi đến bạn thông tin của những món ăn phổ biến trên mâm cỗ ngày Tết miền Nam rồi, đây điều là những món ngon và có truyền thống lâu đời và được hầu hết người miền Nam yêu thích. Sắp Tết rồi hãy lưu lại ngay và trổ tài làm ngay mâm cơm Tết dâng ông bà tổ tiên nhé. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và theo dõi Fanpage HomeStory bạn nhé!

Xem thêm bài viết liên quan: 

Sản phẩm liên quan: 

 

Xem nhanh

Shopping Cart
Scroll to Top