Bếp từ âm là loại bếp được lắp đặt cố định, không di chuyển được và được nhiều gia đình lựa chọn lắp đặt cho căn bếp. Vậy bếp từ âm có những đặc điểm gì? Kích thước bếp từ âm là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi lắp đặt bếp? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của HomeStory nhé!
Đặc điểm của bếp từ âm
Bếp từ âm là loại bếp được thiết kế lắp đặt âm bàn đá khoét hoặc khung bếp và chỉ lộ lên trên là mặt bếp để sử dụng. Bếp từ âm được lắp đặt cố định, giúp gia tăng độ thẩm mỹ cho căn bếp, ngoài ra, sự đa dạng về kích thước cũng là một điểm cộng mà người dùng yêu thích.
Loại bếp này hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường và dòng điện xoáy Foucault. Mặt kính của bếp thường được làm bằng kính Schott Ceran, Ceramic có khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt.
Bếp từ âm sử dụng điện năng để tạo ra nhiệt và nhanh chóng truyền đến nồi nấu. Do đó sử dụng bếp từ âm giúp tiết kiệm thời gian nấu ăn vì bếp có thể đạt mức nhiệt độ cao hơn các loại bếp thông thường.
Bếp chỉ tạo nhiệt ở khu vực đặt nồi nấu, nhờ đó khi bạn chọn đúng kích thước bếp từ âm theo nhu cầu sử dụng, bếp chỉ làm nóng trong khu vực đang nấu và nhiệt lượng sẽ không tỏa ra xung quanh gây lãng phí.
Trong trường hợp bạn mở bếp nhưng quên đặt nồi chảo lên trên, bếp từ sẽ không tạo nhiệt và báo tín hiệu. Điều này giúp hạn chế nguy cơ cháy nổ hoặc nguy hiểm khi lỡ tiếp xúc với bề mặt nóng.
Về bề mặt, bếp từ âm có bề mặt phẳng và không có khe hở, mặt kính từ đá Ceramic hoặc Schott Ceran. Điều này sẽ giúp việc vệ sinh dễ dàng, đơn giản hơn, không cần thêm các dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Bếp từ âm được tích hợp công nghệ tiên tiến, giúp điều chỉnh nhiệt độ và chọn thời gian nấu chính xác đảm bảo thức ăn được nấu chín hoàn hảo như mong muốn.
Tuy nhiên, bếp từ âm phải sử dụng các loại nồi, chảo bằng vật liệu tính từ như gang, thép mới có thể nấu được. Các loại nồi từ thủy tinh, sắt, gốm,… không thể sử dụng được cho loại bếp này.
Ngoài ra, bếp từ âm bởi được thiết kế và lắp đặt âm vào tường nên giúp tăng độ thẩm mỹ cho căn bếp, tạo nên không gian nấu ăn hiện đại, tối ưu. Vì thế mà bếp từ âm phù hợp cho những không gian hiện đại và tinh tế.
Trên thị trường hiện nay, bếp từ âm thường được phân loại theo vùng nấu gồm: bếp từ đôi, bếp từ âm 3 vùng nấu, bếp từ âm 4 vùng.
Kích thước bếp từ âm chuẩn và chính xác nhất
Kích thước bếp từ âm đôi
Bếp từ âm đôi là loại bếp với 2 vùng nấu với thiết kế đặt chìm bên dưới, chỉ có mặt kính là lộ lên trên. Thiết kế này giúp mang đến không gian sang trọng, gọn gàng cho bếp. Bởi có 2 vùng nấu nên bếp này phù hợp cho gia đình ít thành viên hơn.
Kích thước tiêu chuẩn bếp từ âm đôi thường là:
- Trên mặt kính: Chiều dài từ 650 – 800mm, chiều rộng từ 360 – 450mm
- Vùng khoét âm bên dưới: Chiều dài từ 520 – 710mm, chiều rộng từ 330 – 420mm
Ưu điểm lớn nhất của loại bếp 2 vùng nấu là phù hợp khi bạn chuyển từ bếp gas sang bếp từ âm vì kích thước tương đương, bạn không cần phải thay đổi vùng khoét.
Kích thước bếp từ âm có 3 vùng nấu
Bếp có 3 vùng nấu phù hợp cho những gia đình đông thành viên hơn và thường được thiết kế theo dạng mặt kính hình vuông hoặc hình chữ nhất.
Kích thước của loại bếp 3 vùng nấu có mặt kính hình vuông là:
- Trên mặt kính: Chiều dài từ 520 – 710mm, chiều rộng từ 490 – 510mm
- Vùng khoét âm bên dưới: Chiều dài 560mm, chiều rộng 490mm
Kích thước của loại bếp 3 vùng nấu có mặt kính chữ nhật là:
- Trên mặt kính: Chiều dài từ 750 – 850mm, chiều rộng từ 370 – 450mm
- Vùng khoét âm bên dưới: Chiều dài từ 730 – 790mm, chiều rộng từ 350 – 430mm
Ưu điểm của loại bếp này là phù hợp cho gia đình đông thành viên hơn và có 2 loại mặt kính, phù hợp cho nhiều nhu cầu sử dụng.
Kích thước bếp từ âm 4 vùng nấu
Bếp từ âm 4 vùng nấu được thiết kế có 4 vùng nấu, mặt kính thường có dạng hình vuông. Kích thước của loại bếp này thường là 58cm x 52cm trên mặt kính và 56cm x 49cm ở vùng khoét âm bên dưới.
Loại bếp này có khá ít người sử dụng bởi cần phải có không gian lớn để lắp đặt. Ngoài ra giá thành của bếp cũng khá cao nên không được dùng phổ biến.
Lưu ý về kích thước bếp từ âm khi chọn mua và lắp đặt
Dưới đây là một số lưu ý khi chọn kích thước tiêu chuẩn và quy cách lắp đặt bếp từ âm:
– Vị trí lắp đặt:
Khi lắp đặt bếp, bạn cần chọn khu vực có không gian thoáng, chắc chắn, tránh tiếp xúc nguồn lửa và nguồn nước để an toàn. Vị trí lắp đặt lý tưởng là cách tường ít nhất 15cm và cách sàn nhà ít nhất 100cm.
– Nguồn điện:
Để đảm bảo hoạt động cho bếp, bạn nên dùng nguồn điện riêng cho bếp từ, không nên dùng chung với các thiết bị khác để tránh bị quá tải và chảy nổ. Bạn cũng cần lưu ý là nên phải chừa không gian để cắm điện cho bếp.
– Sau khi lắp đặt bếp từ âm xong, bạn cần điều chỉnh gioăng cao su để giữ bếp bám chặt vào mặt kính, giúp bếp không bị xô lệch khi nấu.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về đặc điểm, kích thước bếp từ âm và các lưu ý khi lắp đặt. Nếu bạn muốn chọn mua bếp thì hãy ghé thăm website Homestory hoặc liên hệ hotline 091 102 8383 để được tư vấn nhanh chóng nhé! Theo dõi Fanpage HomeStory để cập nhật các thông tin bổ ích đầy thú vị cũng như các chươ trình khuyến mãi hấp dẫn thường xuyên diễn ra nhé!
Xem thêm:
- So sánh bếp hồng ngoại và bếp từ – Nên mua loại bếp nào?
- Bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ
- Top những dòng bếp từ Munchen tốt nhất, đáng mua nhất
Sản phẩm liên quan:
- Máy rửa chén bát âm tủ
Máy Rửa Chén Bát Âm Tủ Toàn Phần 14 Bộ Tomate TOM 6014
19.830.000₫Được xếp hạng 4.60 5 sao - Máy rửa chén bát âm tủ
Máy Rửa Chén Bát Bán Âm Tủ 12 Bộ Tomate TOM 6012
20.130.000₫Được xếp hạng 4.20 5 sao - Máy rửa chén bát độc lập
Máy Rửa Chén Bát Độc Lập 12 Bộ Tomate TOM 4303-W12
14.235.000₫Được xếp hạng 4.60 5 sao - Máy rửa chén bát độc lập
Máy Rửa Chén Bát Độc Lập 15 Bộ Tomate TOM 4304-W15
17.856.000₫Được xếp hạng 4.20 5 sao