Đặc Sắc Trong Lễ Hội Ok Om Bok Của Đồng Bào Dân Tộc Khmer Có Gì?

Xem nhanh

Ok Om Bok là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo và quan trọng nhất của người Khmer Nam Bộ. Lễ hội Ok Om Bok không chỉ là dịp người dân bày tỏ lòng biết ơn mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống. Cùng HomeStory tìm hiểu xem có hoạt động thú vị gì sẽ diễn ra trong ngày lễ này và nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội đặc sắc này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tìm Hiểu Về Lễ Hội Chol Chnam Thmay, Tết Của Người Khmer

Tìm hiểu lễ hội Ok Om Bok của người Khmer

Ok Om Bok là gì?

Lễ hội Ok Om Bok là một trong những sự kiện lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ, cùng với Tết Chôl Chnăm Thmây truyền thống. Lễ hội diễn ra vào dịp kết thúc mùa vụ nhằm bày tỏ lòng tri ân đối với Mặt Trăng – vị thần thiên nhiên mà người Khmer tin rằng đã bảo vệ mùa màng, điều hòa khí hậu, giúp cây trái tươi tốt và mang lại sự ấm no, đủ đầy cho phum sóc.

Ok Om Bok Là Một Trong Những Lễ Hội Truyền Thống Nổi Bật Của Người Khmer
Ok Om Bok là một trong những lễ hội truyền thống nổi bật của người Khmer

Lễ Ok Om Bok ngày mấy?

Lễ Ok Om Bok diễn ra vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, thường rơi vào khoảng cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 dương lịch. Đây là thời điểm người Khmer Nam Bộ tổ chức các nghi lễ cúng trăng để bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong sự bình an, may mắn cho mùa vụ tiếp theo.

Nguồn gốc lễ hội Ok Om Bok

Lễ Ok Om Bok có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian của người Khmer Nam Bộ, với lịch sử lâu đời gắn liền với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Người Khmer tôn vinh Mặt Trăng như một vị thần bảo trợ cho mùa màng, cây cối, mang đến sự sung túc và ấm no.

Nguồn Gốc Lễ Hội Ok Om Bok Gắn Liền Với Nền Văn Minh Nông Nghiệp Lúa Nước
Nguồn gốc lễ hội Ok Om Bok gắn liền với nền văn minh nông nghiệp lúa nước

Theo truyền thống, lễ hội diễn ra vào dịp rằm tháng 10 âm lịch, thời điểm kết thúc mùa vụ. Đây là dịp để người dân cúng bái và bày tỏ lòng biết ơn tới Mặt Trăng vì đã mang lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ý nghĩa của lễ hội Ok Om Bok

Lễ Ok Om Bok đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tín ngưỡng và văn hóa của người Khmer Nam Bộ, mang trong mình nhiều giá trị sâu sắc:

  • Tạ ơn Thần Mặt Trăng: Đây là dịp để người Khmer bày tỏ lòng biết ơn đến thần mặt trăng vì đã phù hộ, giúp mùa màng bội thu và mang lại cuộc sống no đủ.
  • Cầu mong bình an: Người dân gửi gắm ước mong thần Mặt Trăng sẽ tiếp tục bảo vệ và mang đến mưa thuận gió hòa, cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho cả cộng đồng.
  • Gắn kết cộng đồng: Lễ Cúng Trăng là thời điểm đặc biệt để cộng đồng người Khmer gặp gỡ, giao lưu, tạo thêm sự gắn bó qua các hoạt động văn hóa và giải trí phong phú.
Ý Nghĩa Ok Om Bok Là Tạ Ơn Thần Linh, Mong Cầu Bình An Và Gắn Kết Cộng Đồng
Ý nghĩa Ok Om Bok là tạ ơn thần linh, mong cầu bình an và gắn kết cộng đồng

Những hoạt động trong lễ hội Ok Om Bok

Các hoạt động chính trong lễ hội Ok Om Bok như dâng lễ vật vào chùa, lễ cúng trăng, chơi trò chơi, thả đèn lồng, thả đèn hoa đăng,…

Chuẩn bị lễ vật

Để chuẩn bị cho lễ hội Ok Om Bok, cộng đồng người Khmer cùng nhau thu hoạch và chuẩn bị nhiều loại nông sản mùa vụ như lúa nếp, cốm dẹp, chuối, dừa, khoai, môn và các loại hoa quả. Các thanh niên Khmer còn chế biến nông sản này thành các lễ vật cúng trăng, trong đó không thể thiếu cốm dẹp, một món ăn mang biểu tượng văn hóa nông nghiệp lúa nước của người Khmer.

Ông Chằn Là Một Trong Những Thứ Không Thể Thiếu Trong Lễ Hội Và Được Chuẩn Bị Trước Đó
Ông Chằn là một trong những thứ không thể thiếu trong lễ hội và được chuẩn bị trước đó

Lễ cúng trăng

Nghi lễ Cúng Trăng Lễ Cúng Trăng là nghi lễ trọng tâm của lễ hội Ok Om Bok. Người dân chuẩn bị mâm lễ gồm cốm dẹp, chuối, dừa, bánh tét và các loại trái cây, sau đó thực hiện nghi lễ tại các ngôi chùa Khmer hoặc tại nhà riêng.

Khi trăng lên cao, người dân tắm rửa sạch sẽ sau đó thắp hương, dâng lễ vật và cầu mong Thần Mặt Trăng ban phước cho mùa vụ mới thuận lợi, cuộc sống ấm no. Sau khi hoàn thành nghi lễ, mọi người cùng nhau thưởng thức cốm dẹp và gửi gắm những lời chúc tốt lành.

Khi Trăng Lên Cao Lễ Vật Sẽ Được Dâng Cúng, Hoặc Tham Gia Lễ Cúng Trăng Tại Chùa
Khi trăng lên cao lễ vật sẽ được dâng cúng, hoặc tham gia lễ cúng trăng tại chùa

Nghi thức thả đèn hoa đăng

Nghi thức thả đèn Sau lễ cúng, lễ thả đèn được thực hiện. Người dân thả những chiếc đèn hoa đăng xuống ao hồ với ý nghĩa gửi gắm lời nguyện cầu lên thần linh. Những ánh nến lung linh trên mặt nước tạo nên một không gian huyền ảo, góp phần làm cho lễ hội thêm phần long trọng và thiêng liêng.

Người Dân Sẽ Ước Nguyện Sau Đó Thả Những Chiếc Đèn Hoa Đăng Xuống Nước
Người dân sẽ ước nguyện sau đó thả những chiếc đèn hoa đăng xuống nước

Tham gia các trò chơi

Các trò chơi dân gian lễ Ok Om Bok không thể thiếu các trò chơi dân gian vui nhộn. Đua ghe ngo là một trong những trò chơi được yêu thích nhất, tượng trưng cho lòng biết ơn Thần Nước sau một mùa vụ thành công.

Ngoài ra, còn có các trò chơi khác như kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, bóng chuyền và các điệu múa cổ truyền của người Khmer, mang đến không khí sôi động và phấn khích cho lễ hội.

Lễ Hội Ok Om Bok Không Thể Thiếu Các Trò Chơi Dân Gian Vui Nhộn
Ok Om Bok không thể thiếu các trò chơi dân gian vui nhộn

Lễ hội Ok Om Bok không chỉ là dịp người Khmer bày tỏ lòng tri ân với Thần Mặt Trăng mà còn là cơ hội quý báu để cộng đồng gắn kết và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

Lễ hội Ok Om Bok là một ngày lễ quan trọng đậm nét văn hóa Phật giáo Tiểu thừa. Nếu có dịp đến thăm các tỉnh thành có nhiều đồng bào dân tộc Khmer như Trà Vinh, Sóc Trăng,… bạn hãy tận hưởng không khí của mùa lễ hội này nhé. Nếu thấy bài viết này thu hút hãy luôn theo dõi Fanpage HomeStory để cập nhật thêm nhiều nội dung thú vị khác nhé!

Xem thêm bài viết liên quan: 

Sản phẩm liên quan:

Xem nhanh

Shopping Cart
Scroll to Top