Cùng là một trong 54 dân tộc của Việt Nam, đồng bào dân tộc Khmer mang một bản sắc và nét văn hóa rất đặc trưng. Trong đó người ta thường nhắc về lễ hội Chol Chnam Thmay, vậy Chol Chnam Thmay là ngày gì? Những hoạt động nổi bật trong ngày hội này có gì hãy cùng HomeStory tìm hiểu tất tần tật qua bài viết sau nhé!
Có thể bạn quan tâm: Tết Hàn Thực Là Gì? Tết Hàn Thực 2024 Vào Ngày Mấy?
Chol Chnam Thmay là gì?
Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay, hoặc Choul Chnam Thmey) là lễ hội năm mới của người dân tộc Khmer. Chol có nghĩa là “vào”, Chnam Thmay có nghĩa là “năm mới”. Tết của người Khmer cũng trùng với một số quốc gia như Campuchi, Lào, Myanmar và Sri Lanka vì đây chính là những quốc gia có tôn giáo chính thống và chiếm tỉ lệ lớn nhất là Phật Giáo Tiểu Thừa.
Theo văn hóa, người Khmer tin rằng mỗi một năm sẽ có một vị thần từ trên trời hạ giới để giúp chăm lo cho đời sống của người dân. Những hoạt động phổ biến trong ngày lễ tết này bao gồm cả té nước (tắm cho lọ cốt của ông bà tổ tiên), thả đèn trời, làm cốm dẹp, đốt ống lói,… Chol Chnam Thmay là một trong những ngày lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer và được mọi người mong mỏi nhất.
Tết của người Khmer là ngày mấy?
Tết của người Khmer thường sẽ rơi vào giữa tháng tư, Chol Chnam Thmay 2024 sẽ rơi vào ngày 13/04/2024 – 16/04/2024.
Trong văn hóa của người Khmer, tháng tư đánh dấu sự chuyển mình từ mùa nắng sang mùa mưa, khi cỏ cây bắt đầu mọc xanh tươi và thiên nhiên trở nên sống động hơn bao giờ hết. Sự thay đổi này được coi là bước khởi đầu cho một năm mới, và lễ hội Chol Chnam Thmay ra đời như một lời chào đón mùa mưa mới và mùa vụ mới.
Tết của người Khmer ban đầu được tổ chức nhằm cầu xin mùa khô sớm qua để bắt đầu mùa vụ mới. Trong quá khứ, lễ hội kéo dài từ 10 đến 15 ngày, nhưng gần đây, với xu hướng đơn giản hóa, lễ hội chỉ kéo dài trong vòng 3 ngày, không tính thời gian chuẩn bị trước đó.
Ba ngày này được tính theo lịch truyền thống của người Khmer Campuchia, dựa trên hai phương pháp tính toán: “Chôl” dựa trên vị trí của mặt trăng và được ký hiệu bằng 12 con giáp tượng trưng cho các giai đoạn của một chu kỳ, trong khi “Chnam” dựa trên chuyển động của mặt trời. “Chol” thường rơi vào tháng 4 âm lịch, trong khi “Chnam” thay đổi dựa trên vị trí của mặt trăng.
Tết người Khmer có trùng với Tết của nước nào không?
Cùng nét văn hóa Phật giáo Tiểu thừa, ngoài Campuchia thì tết năm mới Chol Chnam Thmay của người Khmer còn trùng với lễ hội năm mới của Lào (Bunpimay), Thái Lan (Songkran), Myanmar (Thingyan) và Sri Lanka ( Aluth Avurudda và Puthandu). Cụ thể như:
Songkran của người Thái
Songkran (สงกรานต์) là ngày Tết cổ truyền đón mừng năm mới của người Thái, được diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 4 dương lịch hàng năm, bắt đầu từ năm 1941 do Hoàng gia Thái Lan quy định.
Những hoạt động tiêu biểu diễn ra trong ngày Tết Songkran chính là té nước, diễu hành, phóng sinh, cúng dường, bái lễ trưởng bối,… Đây chính là thời điểm mà Thái Lan đoán hàng chục triệu lượt khách du lịch từ khắp mọi người trên thế giới đến để cùng nhau tận hưởng không khí vui nhộn của ngày đầu năm mới.
Thay vì trong cái nóng có thể hơn 40 độ người dân Thái sẽ tắm mát trong hồ bơi hoặc các bồn tắm trong nhà thì họ sẽ đổ xô ra đường, và dùng các vật dụng như xô, gáo, thùng và súng nước để tạt nước vào nhau. Người Thái quan niệm rằng nước chính là điềm lành người nào càng ướt vào năm mới chính là nhiều phúc đức và công đức. Việc té nước vào nhau còn được thay cho lời chúc vào ngày đầu năm mới của người Thái.
Lễ hội té nước Thái Lan Songkran thường sẽ có các nghi thức, ngày đầu tiên là Wan Sungkharn Long là ngày dọn dẹp và rũ bỏ năm cũ, ngày Wan Payawan chính là ngày đầu năm mới người Thái sẽ cúng dường thức ăn, y phục mới và lau tượng Phật, vẩy nước thơm. Ngày Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước Songkran.
Thingyan của người Myanmar
Thingyan là ngày tết năm mới của người Myanmar, có nghĩa là sự dịch chuyển của mặt trời từ cung Song Ngư sang cung Dương Cưu. Năm mới của người Myanmar thường diễn ra vào giữa tháng Tư theo lịch Miến Điện cổ. Ngày nay cố định Thingyan sẽ diễn ra vào ngày 13 đến 16 tháng 4 dương lịch trùng với lễ Phục Sinh của các nước phương Tây.
Các hoạt động trong mùa lễ hội Thingyan:
Vào sáng sớm người dân Myanmar hội tụ tại trung tâm của thành phố Yangon, gần chùa Sule, để tham gia vào các chương trình ca nhạc và múa truyền thống sôi động. Những giai điệu ngọt ngào cùng âm nhạc phô trương sự vui tươi, chào đón một năm mới đầy hứng khởi.
Sau đó người dân Myanmar diễn ra các nghi lễ cầu bình an tại chùa. Người dân đến thăm các ngôi chùa, hy vọng một năm mới sẽ đem lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho gia đình và người thân. Ngáy xưa, vào đêm giao thừa, mọi người thường chuẩn bị nước thơm từ các loại hoa và lá, sau đó đặt trước nhà trong suốt thời gian lễ hội. Mỗi ngày sẽ có một loại nước thơm khác nhau được chuẩn bị.
Ngày nay, thay vì những lời chúc mừng năm mới truyền thống, người ta thường sử dụng các vòi nước máy để xịt nước, làm ướt đẫm mọi người đi đường. Điều này biểu thị việc loại bỏ những điều không vui và bụi bặm của năm cũ, chào đón năm mới với sự trong trẻo và thanh tịnh.
Trong lễ hội Thingyan, mọi người vui đùa trong làn nước tươi mát. Họ dùng gáo, chậu hoặc các vòi nước làm vũ khí để tấn công lẫn nhau. Trẻ em thường sử dụng các loại súng nước để tham gia vào trận chiến nước sôi động. Sau khi bị ướt đẫm, mọi người sẽ đi bộ dưới ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo và tận hưởng cảm giác thư giãn.
Bunpimay của người Lào
Bun Pi May hay còn được gọi là PimayLao ປີໃໝ່ລາວ (bun là công đức, pimay là năm mới) là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Lào, đánh dấu sự chào đón năm mới và là dịp để gột rửa những điều không may mắn của năm cũ. Lễ hội thường diễn ra vào 4 ngày từ 13/4 – 16/4 hằng năm. Đây cũng là thời điểm mà hoa Dok Khun (muồng Hoàng Yến) nở rộ, tạo nên khung cảnh đẹp mắt.
Tết Bun Pi May được người Lào tổ chức với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc, thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa Lào. Một trong những nghi lễ đặc biệt nhất là Lễ hội Té Nước và buộc chỉ cổ tay.
Tục té nước là một hoạt động quan trọng nhất của Tết Bun Pi May, biểu thị cho sự thanh tẩy và mong muốn được bước sang năm mới với nhiều điều may mắn. Người tham gia té nước sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc, với hi vọng rằng họ sẽ gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới. Đối với du khách quốc tế, trải nghiệm hoạt động này là một trải nghiệm đáng nhớ và độc đáo.
Lễ buộc chỉ cổ tay là một phong tục tâm linh sâu sắc, phản ánh tinh thần hiền hòa và lòng tốt của người dân Lào. Họ thường gửi đi những sợi chỉ buộc màu, mang theo những lời chúc tốt lành và hạnh phúc đến người được buộc chỉ. Tính cách hòa nhã và hướng về người khác của người Lào được thể hiện rõ qua tập tục này. Trong ngày Tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay thì thường được xem là sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Đó là một trong những ngày lễ vui nhộn và ý nghĩa nhất trong năm của người Lào, khi mọi người chia sẻ niềm vui và hy vọng cho một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thành công.
Aluth Avurudda và Puthandu của người Sri Lanka
Ở Sri Lanka, hai dân tộc chính là người Sinhala và người Tamil, và Tết của họ là những dịp sum họp và vui tươi nhất trong năm. Aluth Avurudda, hay còn gọi là Tết của người Sinhala, bắt đầu vào ngày 13 tháng 4 hàng năm. Trong khi Puthandu chính là Tết của người Tamil, diễn ra một ngày sau đó. Sau khi thực hiện nghi lễ tại đền thờ, mọi người tham gia vào các lễ hội ngoài trời sôi động.
Những hoạt động giải trí phổ biến nhất bao gồm đốt pháo, ném dừa, đấu vật và đua ngựa. Đặc biệt, ở một số thành phố như Nuwara Eliya, có các buổi diễu hành và hội chợ triển lãm sôi động.
Sau một ngày dài tham gia các hoạt động vui chơi, mọi người trong gia đình sẽ quay về nhà để cùng nhau chuẩn bị bữa ăn đặc biệt. Trong bữa tiệc này, có nhiều món ăn đặc trưng chỉ xuất hiện dịp Tết như súp xoài mangai-pachadi, bánh gạo kiribath nấu bằng nước dừa và bánh rán kokis. Ngoài việc thưởng thức ẩm thực, các gia đình còn tổ chức các hoạt động văn hóa như đánh trống và thổi kèn để tăng thêm không khí vui vẻ.
Nếu bạn nhận được lời mời tham dự bữa tiệc Tết của người Sri Lanka, đó là một vinh dự lớn, vì họ coi bạn như một phần của gia đình.
Lễ hội Chol Chnam Thmay có gì đặc biệt?
Ngày chuẩn bị
Chuẩn bị cho dịp năm mới, người Khmer tập trung vào việc chuẩn bị những bộ trang phục mới nhất. Đặc biệt, trẻ em thường được mua sắm những bộ quần áo mới để chào đón năm mới. Nhà cửa được sửa sang, dọn dẹp và trang trí mới để tạo không khí rộn ràng.
Đồ ăn và thức uống cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng cho những ngày Tết Chol Chnam Thmay. Truyền thống trước đây của người Khmer là giã gạo và làm bánh từ gạo (cốm dẹp), nhưng ngày nay, họ thường chuẩn bị đầy đủ gạo và các món ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt và rau cải. Trong những ngày này, mọi hoạt động thường ngày đều tạm ngưng, người lao động từ thành thị trở về quê hương và cả nhà cửa đều tận hưởng không khí tĩnh lặng và bình yên của ngày Tết.
Đêm Giao thừa
Thời khắc Giao thừa theo quan niệm của người Khmer không xác định chính xác là 0 giờ 0 phút như các dịp Tết cổ truyền. Thay vào đó, thời điểm này dựa vào thời khắc tiên nữ giáng trần, một trong 7 nàng tiên con của Thần Kabul Maha Prum. Người ta tin rằng tiên nữ này được cử xuống trần gian để thay thế vị thần năm cũ và chăm sóc cho nhân dân trong năm mới.
Để xác định thời khắc Giao thừa, các Acha tại các ngôi chùa sẽ tổ chức lễ và thông báo cho cộng đồng. Acha là những người từng tu hành, có vị trí cao trong xã hội và được người dân Khmer tôn trọng.
Trong lễ Giao thừa, các bàn thờ được đặt ở những vị trí trang trọng nhất để chào đón các vị thần và linh hồn của ông bà tổ tiên. Trên bàn thờ, người Khmer thường sắp xếp mâm lễ vật bao gồm năm ngọn nến, năm nén hương, năm chén cốm, một cặp dừa, hai ly nước, hoa tươi và 11 loại trái cây để chào đón và tôn vinh các vị thần và ông bà tổ tiên.
Cả gia đình cùng tham gia vào việc chuẩn bị và cúng dường, khấn vái và cầu mong năm mới tốt lành tạo nên không khí trang nghiêm và tôn kính trong ngày tết người Khmer.
Ngày đầu tiên Chol Sangkran Thmay
Ngày đầu tiên của năm mới, hay còn gọi là Ngày Chol Sangkran Thmay, được coi là ngày quan trọng nhất trong lễ hội của người Khmer. Hoạt động chính trong ngày này là Lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran). Mọi người chuẩn bị kỹ càng bằng cách tắm gội sạch sẽ, mặc trang phục truyền thống và đội cỗ lên chùa. Thời điểm lễ rước được chọn kỹ lưỡng trước đó, không quan trọng là sáng hay chiều.
Đại lịch được đặt trên một khay sơn son thếp vàng, sau đó đưa lên kiệu để rước vòng quanh chính điện 3 vòng trọng thể. Hành động này không chỉ là lễ chào mừng năm mới mà còn là cơ hội để chờ đợi những điều báo hiệu về năm mới, có thể là tốt lành hoặc không tốt, phụ thuộc vào sự hoàn thiện của cuộc rước. Sau khi hoàn thành việc rước, mọi người tham gia vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới.
Trong quá trình rước đại lịch, một số chùa còn tổ chức dàn nhạc ngũ âm hoặc nhóm múa Chhay-dăm, với người dẫn đầu mang mặt nạ và tay cầm gậy múa, mở đường cho đoàn. Tiếp theo là vị Achar đội mâm lễ vật trên đầu, được một người cầm lọng màu vàng bảo vệ. Cuối cùng là đoàn người cầm nhang, đèn đốt sẵn.
Mọi người, từ trẻ em đến người già, hàng hai, hàng ba xuất phát từ hướng Đông và theo chiều kim đồng hồ, đi vòng quanh chánh điện, thể hiện sự kính trọng đối với đức Phật. Khi hoàn thành ba vòng, đoàn rước tiến vào chánh điện. Vị sư cả tiếp nhận quyển Đại lịch, đặt lên bệ thờ và tụng kinh đón nhận vị thần cai quản năm mới cũng như tụng kinh cầu an. Những gia đình không tham gia vào việc rước Đại lịch tại chùa cũng có thể tổ chức nghi lễ tương tự tại nhà.
Lễ rước đại lịch của người Khmer mang ý nghĩa tương tự như lễ đón giao thừa trong Tết Nguyên đán của người Việt và nhiều dân tộc khác, nhằm tiễn biệt những điều không tốt của năm cũ và hy vọng vào những điều mới mẻ, may mắn, và tốt lành trong năm mới sắp đến.
Ngày thứ hai Wonbof
Ngày thứ hai trong lễ hội Chol Chnam Thmay được gọi là ngày Wonbof, là thời điểm diễn ra hai hoạt động quan trọng: lễ dâng cơm và lễ đắp núi cát.
Lễ dâng cơm là một phong tục hàng ngày, trong đó các vị sư và sãi mang theo bát cơm đến các phum sóc của người Khmer để khất thực vào buổi sáng. Tuy nhiên, trong dịp Tết Chol Chnam Thmay, người dân mang cơm đến chùa để dâng cho các vị sư và sãi, đồng thời lắng nghe lời tụng niệm kinh Phật.
Buổi lễ bắt đầu bằng lời tụng niệm và thuyết pháp của các vị Acha, sau đó các vị sư tiếp tục tụng kinh và làm lễ tạ ơn cho những người đã cung cấp thực phẩm, cũng như để gửi vật thực đến các linh hồn của người đã qua đời. Sau đó, các vị sư thưởng thức bữa cơm và tụng kinh chúc phúc cho thí chủ và cầu siêu cho linh hồn đã khuất. Đây là một trong những phong tục truyền thống được người Khmer duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Lễ đắp núi cát là một nghi lễ diễn ra vào chiều ngày thứ hai của Tết Chol Chnam Thmay,, nhằm thể hiện sự cống hiến và lòng thành của người tham gia. Mỗi hạt cát được đắp lên núi tượng trưng cho việc giải thoát một linh hồn có tội trong thế gian. Vì vậy, người Khmer rất tích cực tham gia đắp núi cát, mong được Đức Phật ban phước lành.
Ngày nay, việc đắp núi cát chỉ diễn ra trong những năm có chùa đang xây dựng. Cát do người dân mang đến sẽ được sử dụng cho việc xây dựng chùa. Một số chùa thay thế núi cát bằng đắp núi lúa hoặc núi gạo, và lúa, gạo được sử dụng để cung cấp thực phẩm cho các vị sư hoặc hỗ trợ cho người nghèo.
Bài viết đã giải đáp cho bạn tất tần tật thông tin liên quan đến lễ hội Chol Chnam Thmay hay còn gọi là Tết của người Khmer. Nếu bạn có dịp hãy đến thăm Trà Vinh hoặc Sóc Trăng trong những ngày lễ Tết để cùng người đồng bào dân tộc tận hưởng không khí năm mới vui tươi và đậm nét văn hóa Phật giáo Tiểu thừa nhé. Nếu thấy hay hãy luôn theo dõi Fanpage HomeStory để cập nhật thêm nhiều nội dung bổ ích nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
- Tết Nguyên Tiêu Là Ngày Bao Nhiêu? Nguồn Gốc Ngày Tết
- Giải Đáp Câu Hỏi: Những Nước Nào Ăn Tết Âm Lịch Giống Với Việt Nam?
- Những Điều Nên Làm Vào Ngày Tết Để May Mắn Cả Năm
Sản phẩm liên quan:
- Bồn tắm nằm
Bồn Tắm Nằm Đơn Massage Acrylic Rudylux RD-91986-9 Chữ Nhật Góc
80.865.064₫Original price was: 80.865.064₫.60.648.798₫Current price is: 60.648.798₫.Được xếp hạng 4.80 5 sao - Bồn tắm nằm
Bồn Tắm Nằm Đôi Massage Acrylic Rudylux RD-0390 Tam Giác Góc
63.845.320₫Original price was: 63.845.320₫.47.883.990₫Current price is: 47.883.990₫.Được xếp hạng 4.60 5 sao - Bồn tắm nằm
Bồn Tắm Nằm Đơn Massage Acrylic Rudylux RD-4001-9 Chữ Nhật Góc
59.854.750₫Original price was: 59.854.750₫.44.891.063₫Current price is: 44.891.063₫.Được xếp hạng 4.20 5 sao - Bồn tắm nằm
Bồn Tắm Nằm Đơn Massage Acrylic Euroca EU2-1775 Chữ Nhật Góc
4.295.050₫Được xếp hạng 4.00 5 sao - Bồn tắm massage
Bồn Tắm Nằm Đơn Massage Acrylic Euroca EU3-1200 Tam Giác Góc
5.100.000₫Được xếp hạng 4.00 5 sao - Bồn tắm nằm
Bồn Tắm Nằm Đôi Massage Acrylic Rudylux RD-2770 Chữ Nhật Góc
58.278.000₫Original price was: 58.278.000₫.42.542.940₫Current price is: 42.542.940₫.Được xếp hạng 4.40 5 sao - Bồn tắm nằm
Bồn Tắm Nằm Đôi Massage Acrylic Rudylux RD-2764 Tròn Độc Lập
68.894.000₫Original price was: 68.894.000₫.51.670.500₫Current price is: 51.670.500₫.Được xếp hạng 4.40 5 sao