Tết Hàn Thực Là Gì? Tết Hàn Thực 2024 Vào Ngày Mấy?

Xem nhanh

Tết Hàn thực là một trong 12 ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam chúng ta. Nhưng vốn dĩ ngày Tết này còn khá xa lạ với nhiều người, vậy Tết Hàn thực này là gì? Vào ngày này thường sẽ bao gồm những hoạt động gì được diễn ra và mang ý nghĩa thế nào, hãy cùng HomeStory giải đáp thật chi tiết qua bài viết sau nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tết Nguyên Tiêu Là Ngày Bao Nhiêu? Nguồn Gốc Ngày Tết

Tết Hàn thực là gì?

Tết Hàn thực, còn được biết đến ở Việt Nam với cái tên Tết bánh Trôi bánh Chay, là một ngày lễ truyền thống được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tên gọi “Hàn thực” có nghĩa là “Thức ăn lạnh”, phản ánh phong tục ăn các loại thực phẩm không cần nấu nướng trong ngày này, điều này gợi nhớ đến việc người dân xưa chuẩn bị thức ăn trước và dành ngày lễ để nghỉ ngơi, không sử dụng lửa.

Tìm Hiểu Về Tết Hàn Thực Là Gì?
Tìm hiểu về Hàn thực và những thông tin xung quanh

Tết Hàn thực 2024 vào ngày mấy?

Tết Hàn thực năm nay 2024 sẽ diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch tức là vào Thứ năm, ngày 11 tháng 04 dương lịch.

Nguồn gốc Tết Hàn thực

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ nước nào?

Nguồn gốc Tết Hàn thực có thể kể đến điển tích “Giới Tử Thôi chết cháy” trong văn hóa Trung Quốc. Tương truyền thời Xuân Thu vua Tấn là Tấn Văn Công mất ngôi, lưu vong. Trên đường trốn chạy ông đã gặp Giới Tử Thôi và nhận được sự giúp sức. Về Sau khi đã giành lại được ngai vàng trong lúc thưởng ban công hầu thì ông đã bỏ xót công trạng của Giới Tử Thôi.

Tuy nhiên đối với Giới Tử Thôi ông không oán giận, ông đã đưa mẹ trốn vào núi sâu để ở ẩn. Thời gian sau khi vua Tấn Văn Công đã nhớ ra và đi tìm thì Giới Tử Thôi không nhận ban thưởng mà cứ quyết chí ở nơi rừng sâu. Vua Tấn hạ lệnh đốt cháy khu rừng vì nghĩ rằng khi lửa cháy thì Giới Tử Thôi sẽ xuất đầu lộ diện nhưng sự quyết tâm của Giới Tử Thôi đã khiến ông cùng mẹ chết cháy trong rừng sâu vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch.

Vua Tấn Văn Công thương xót và ân hận tột cùng, đã ra lệnh toàn dân trong 3 ngày không được dùng đến lửa, chỉ ăn thức ăn lạnh để tưởng nhớ mẹ con Giới Tử Thôi.

Nguồn Gốc Của Tết Hàn Thực Từu Điển Tích Cổ
Nguồn gốc của Tết Hàn thực từ điển tích “Giới Tử Thôi chết cháy”

Ý nghĩa Tết Hàn thực

Tết Hàn thực, còn được gọi là “Tết bánh Trôi, bánh Chay” là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam, thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Tết này không chỉ là dịp để sum họp, ăn uống mà còn là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, đền đáp công ơn của những người đã khuất.

Trong ngày này, mỗi gia đình Việt đều tập trung ngồi bên mâm cơm sum họp, tạo ra không khí ấm áp và gắn kết gia đình. Bánh trôi, bánh chay thường được chuẩn bị và cúng lễ để tôn kính tổ tiên, cúng phật, thể hiện lòng thành và sự kính trọng đối với các vị thần hoàng. Ý nghĩa Tết Hàn thực là dịp để cả gia đình cùng nhau tham gia vào các nghi lễ truyền thống và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.

Ý Nghĩa Của Ngày Tết Bánh Trôi Bánh Chay
Ý nghĩa của ngày Tết bánh trôi bánh chay

Vì sao gọi là Tết bánh trôi, bánh chay

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc người ta thường không nấu nướng trong ba ngày, không được sử dụng tất cả các loại bếp bao gồm cả bếp củi, bếp gas hay các loại bếp điện. Ở Việt Nam thì không kiêng gì cả, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để dâng cúng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, vừa ngợi ca văn hóa lúa nước của dân tộc, vừa dùng chính thành quả lao động của mình để dâng ông bà tổ tiên vì cả hai loại bánh này đêu được làm từ bột gạo nếp.

Lý Do Gọi Mùng 3 Tháng 3 Là Tết Bánh Trôi Bánh Chay
Lý do gọi mùng 3 tháng 3 là Tết bánh trôi bánh chay

Ngoài ra, điều này còn bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, ngày Tết này của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất.

Thêm vào đó ánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường. “Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống.

Tết Hàn thực cúng gì?

Mâm cúng Tết Hàn thực

Mâm cúng Tết Hàn thực rất đơn giản chỉ sẽ bao gồm: hương, đăng, trà, quả, cau trầu, nước lọc, 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 bát bánh chay. Bày trí mâm cúng trang nghiêm, sử dụng các loại quả tươi ít gai góc để cúng dâng, nếu có thể hãy làm bánh trôi ngũ sắc để mâm cúng được đẹp và tinh tế hơn.

Mâm Cúng Tết Hàn Thực Đầy Đủ
Mâm cúng Tết Hàn thực đầy đủ

Cúng Tết Hàn thực vào giờ nào?

Sau đây là những khung giờ tốt nhất nên cúng Tết Hàn thực để gặp nhiều may mắn:

  • Giờ Dần (3h -5h)
  • Giờ Thìn (7h-9h)
  • Giờ Tỵ (9h-11h)
  • Giờ Thân (15h-17h)
  • Giờ Dậu (17h-19h)
  • Giờ Hợi (21h-23h)

Có những giờ cát thì cũng có những giờ hung, những khung giờ sau đây bạn nên tránh nhé:

  • Giờ Tý (23h-1h)
  • Giờ Sửu (1h-3h)
  • Giờ Mão (5h-7h)
  • Giờ Ngọ (11h-13h)
  • Giờ Mùi (13h-15h)
  • Giờ Tuất (19h-21h)
Cúng Tết Hàn Thực Vào Giờ Nào? - Giờ Tốt Nên Cúng Và Giờ Xấu Nên Tránh
Cúng Tết Hàn thực vào giờ nào? – Giờ tốt nên cúng và giờ xấu nên tránh

Văn khấn cúng Tết Hàn thực

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…

Hôm nay là ngày 3.3 (âm lịch) gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn Khấn Để Cúng Tết Hàn Thực Mùng 3 Tháng 3
Văn khấn để cúng Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3

Như vậy, qua bài viết HomeStory đã giải đáp cho bạn Tết Hàn thực là gì? Nên cúng gì thì đủ lễ. Hãy luôn theo dõi Fanpage HomeStory để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về đời sống, phong thủy và các kiến thức nội trợ hay cho gia đình nhé. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết.

Bài viết liên quan:

Sản phẩm liên quan:

Xem nhanh

Shopping Cart
Scroll to Top