Tìm Hiểu Ý Nghĩa Tâm Linh Của Rằm Tháng 10 Trong Văn Hóa Việt

Xem nhanh

Rằm tháng 10 là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm đối với Phật giáo và văn hóa Việt Nam. Hôm nay hãy cùng HomeStory tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và cách cúng bái ngày rằm tháng mười này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tết Hạ Nguyên – Nét Đẹp Văn Hóa Việt Trong Tháng 10 Âm Lịch

Rằm tháng 10 có lớn không?

Theo quan niệm Phật giáo, mỗi ngày rằm trong năm đều mang một ý nghĩa đặc biệt riêng, nhưng có bốn ngày rằm lớn được chú trọng nhất: rằm tháng Giêng (Tết Thượng Nguyên), rằm tháng Tư (Lễ Phật Đản), rằm tháng Bảy (Lễ Vu Lan), và rằm tháng Mười (Tết Hạ Nguyên).

Vào các ngày này, các chùa và thiền viện thường tổ chức những lễ nghi trang nghiêm, thể hiện lòng kính ngưỡng với Phật và tưởng nhớ công ơn tổ tiên.

Ngày Rằm Tháng Mười Là Một Trong Bốn Ngày Rằm Lớn Nhất Trong Năm
Ngày Rằm tháng 10 là một trong bốn ngày rằm lớn nhất trong năm

Rằm tháng 10 âm lịch là ngày mấy lịch dương?

Ngày rằm tháng mười hằng năm được diễn ra theo lịch âm tức là ngày trăng tròn của tháng mười nên sẽ có ngày dương lịch không cố định. Tuy nhiên, năm nay tháng 10 có lịch âm và lịch dương trùng lắp nên Rằm tháng mười sẽ rơi vào ngày 15/11/2024 dương lịch.

Ý nghĩa rằm tháng 10 trong phật giáo

Hiện nay, “rằm tháng 10i” không chỉ là Tết Hạ Nguyên mà còn là một ngày lễ mang đậm ý nghĩa tâm linh đối với người Việt. Đặc biệt với các Phật tử, rằm tháng Mười là dịp hướng lòng tu tập, cảm niệm công đức của chư Phật mười phương, cùng lòng biết ơn tổ tiên ông bà đã che chở, phù hộ.

Đây cũng là cơ hội để mỗi người thể hiện lòng tri ân, nối kết tình thân trong gia đình qua ý nghĩa sâu sắc

“Ân dưỡng dục một đời nên trí tuệ

Nghĩa sinh thành muôn đời khó đáp đền”

Rõ ràng, rằm tháng Mười đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức dân gian người Việt từ xa xưa. Theo truyền thống dân gian, ngày Tết Hạ Nguyên thường diễn ra vào ngày mồng một, mồng mười hoặc ngày rằm tháng Mười âm lịch hàng năm.

Rằm Tháng Mười Hay Còn Gọi Tết Hạ Nguyên Mang Nhiều Ý Nghĩa Đặc Biệt
Rằm tháng 10 hay còn gọi Tết Hạ Nguyên mang nhiều ý nghĩa đặc biệt

Người xưa quan niệm rằng vào những ngày này, Thiên đình phái thần Tam Thanh xuống trần gian để kiểm tra thiện ác, rồi báo cáo lên Ngọc Hoàng. Do đó, các gia đình chuẩn bị lễ cúng để cầu mong thần Tam Thanh ban phúc, tránh khỏi tai ương, đồng thời dâng cơm gạo mới lên cúng tổ tiên.

Nhân dịp Tết Hạ Nguyên, nhiều gia đình cũng tặng ông bà, cha mẹ và những người đáng kính gạo nếp mới và các sản vật của mùa Thu – Đông để tỏ lòng hiếu kính. Theo phong tục cổ truyền, vào dịp Tết Cơm Mới (Tết Hạ Nguyên), các gia đình đều chuẩn bị xôi gạo mới, hương hoa, đèn nến và mâm cúng tươm tất để dâng lên tổ tiên.

Ngoài Dâng Lễ Cúng Bái Thì Người Dân Còn Phóng Sinh, Thả Đèn Cầu Nguyện
Ngoài dâng lễ cúng bái thì người dân còn phóng sinh, thả đèn cầu nguyện

Cách cúng rằm tháng 10

Để chuẩn bị cho việc cúng rằm được tươm tất, bạn cần chuẩn bị những việc sau:

  • Dọn dẹp bàn thờ: Trước ngày rằm, hãy lau dọn bàn thờ Phật và gia tiên sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính, chuẩn bị không gian trang trọng cho lễ cúng.
  • Vệ sinh nhà cửa: Giữ cho ngôi nhà gọn gàng, sạch sẽ là cách tạo bầu không khí an lành, thanh tịnh, giúp gia đình có tinh thần thoải mái hơn trong ngày lễ.
  • Chuẩn bị mâm cúng và văn khấn: Chọn vật phẩm cúng phù hợp và chuẩn bị sẵn văn khấn thành tâm. Mâm cúng có thể gồm hoa quả, hương hoa, đèn nến, cùng các món ăn chay hoặc món truyền thống.
  • Đi lễ chùa: Tham gia các lễ hội tổ chức tại chùa địa phương để cầu bình an, cầu phước lành cho gia đình, đồng thời thể hiện lòng kính trọng đối với Phật và chư Bồ Tát.
  • Làm việc thiện: Rằm tháng 10 là dịp để thực hành các việc làm từ thiện, giúp đỡ người khó khăn xung quanh, mang lại niềm vui và phúc lành cho bản thân và gia đình.
  • Phóng sinh: Thực hiện nghi lễ phóng sinh các loài động vật như chim, cá, rùa… thể hiện lòng từ bi, giúp giảm bớt nghiệp lực và gieo duyên lành.
  • Ăn chay: Trong ngày rằm, ăn chay là cách thanh lọc tâm hồn, tạo phúc đức, giúp hướng tâm con người về sự từ bi và an lành. Bạn cũng có thể vào bếp để nấu những món chay ngon thanh đạm dâng lên tổ tiên.
  • Thả đèn hoa đăng: Nếu có điều kiện, tham gia thả đèn hoa đăng để cầu nguyện cho những điều tốt đẹp, bình an, và gửi gắm ước nguyện cho gia đình và người thân.
Cách Cúng Rằm Tháng 10 Tươm Tất
Cách cúng rằm tháng 10 tươm tất

Những việc làm này không chỉ giúp gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn tạo cơ hội để mỗi người sống thiện, hướng tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống.

Một số bếp điện từ giá tốt tại HomeStory:

Lễ vật cúng rằm tháng 10

Lễ vật cúng rằm tháng mười thường gồm các vật phẩm và món ăn thể hiện lòng thành kính, tri ân tổ tiên, chư Phật, chư thần linh và cầu phúc cho gia đình. Dưới đây là các lễ vật phổ biến:

  • Hoa tươi: Hoa tươi như hoa cúc, hoa sen, hoặc hoa huệ dùng để bày tỏ lòng thành, mang lại không khí thanh tịnh cho bàn thờ.
  • Hương, nến: Hương và nến là những vật phẩm quan trọng để tạo sự trang nghiêm và thiêng liêng khi thắp cúng.
  • Trầu cau: Cặp trầu cau thể hiện nét đẹp truyền thống trong các dịp lễ của người Việt, mang ý nghĩa kính trọng tổ tiên.
  • Trà và rượu: Một cặp chén trà hoặc rượu là vật phẩm thường thấy trên mâm cúng, tượng trưng cho lòng thành và lời mời tổ tiên, thần linh. Cúng Phật thì chỉ dùng nước lọc.
  • Mâm ngũ quả: Gồm năm loại quả tươi, thường là chuối, bưởi, táo, cam, và quýt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho mong ước đủ đầy, an khang, may mắn.
  • Món chay hoặc mâm cơm cúng: Mâm cúng có thể là đồ chay thanh tịnh hoặc mâm cơm mặn với những món ăn truyền thống như xôi, chè, canh, bánh chưng, thịt gà luộc… Tùy vào phong tục địa phương và tín ngưỡng mà mâm cơm có thể khác nhau, nhưng phải được chuẩn bị tươm tất và chu đáo.
  • Giấy tiền, vàng mã: Giấy tiền vàng mã thường được đốt sau khi lễ cúng hoàn thành, để gửi đến tổ tiên, ông bà và thần linh, cầu cho cuộc sống sung túc, đủ đầy.

Những lễ vật này thể hiện lòng biết ơn và cầu chúc bình an, hạnh phúc cho gia đình trong dịp rằm tháng 10.

Lễ Vật Cúng Trong Ngày Trăng Tròn Tháng Mười Âm Lịch
Lễ vật cúng trong ngày rằm tháng 10

Văn khấn rằm tháng 10

Trong những ngày lễ, mọi người thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên với bài văn khấn rằm tháng 10 như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy chư Phật mười phương, chín phương trời.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Thành Hoàng bản cảnh, ngài Thổ Địa bản xứ, ngài Táo Quân bản gia cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy các vị Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội thuộc dòng họ nội, ngoại.

Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…

Hôm nay là ngày Rằm tháng 10, ngày Tết Cơm Mới, chúng con kính cẩn dâng lên lễ vật gồm trầu cau, hương hoa, trà quả và cơm gạo mới. Chúng con xin:

Cây lớn bóng mát Quả ngọt thơm bay Công đức người xưa ai đã gầy dựng Con cháu nay hưởng phước lành Đội ơn trời đất Phật Tiên, chư Tôn Thần Nhờ ân tổ tiên đắp bồi, công khó biết bao Nay con cháu an lành, hưởng lộc thịnh vượng

Nay mùa màng gặt hái Đầy nếp tẻ đầu mùa Nhớ công lao xưa Cày bừa vun trồng Chúng con kính dâng Lòng thành cúi lạy Tổ tiên nếm thử Nguyện cầu an khang Lúa gạo tăng trưởng Màu xanh tươi tốt Làm ăn phát đạt Con cháu được nhờ Dâng lễ đơn sơ Biểu lộ tấm lòng.

Chúng con kính mời ngài Thành Hoàng bản cảnh, chư vị Đại Vương, ngài Thổ Địa bản xứ, ngài Táo Quân bản gia, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài chứng giám lòng thành và thụ hưởng lễ vật.

Chúng con cũng xin mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị hương linh tiên tổ họ… thương xót phù hộ con cháu, hiện linh chứng giám và thụ hưởng lễ vật. Chúng con dâng lễ vật cùng lòng thành, xin chư vị phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

Vân Khấn Đầy Đủ Trong Lễ Cúng Rằm Tháng Mười
Vân khấn đầy đủ trong lễ cúng rằm tháng 10

Bài viết này HomeStory đã cùng bạn tìm hiểu về ngày Rằm tháng 10, bao gồm cả nguồn gốc, ý nghĩa và cách cúng bái. Hãy luôn theo dõi Fanpage HomeStory để cập nhật thêm nhiều bài viết khác về văn hóa truyền thống, lễ lộc và kiến thức gia đình thú vị khác nhé. Cám ơn bạn đã tham khảo.

Xem thêm bài viết liên quan:

Sản phẩm liên quan: 

Xem nhanh

Shopping Cart
Scroll to Top