Mâm Cỗ Miền Trung Ngon Cúng Ngày Tết Với 6 Món Truyền Thống

Xem nhanh

Mâm cỗ miền Trung cũng giống như các vùng miền khác đều là truyền thống, văn hóa không thể thiếu trong những bữa tiệc ngày Tết. Người miền Trung luôn cố gắng và bày biện cho gia đình mình mâm Tết vô cùng thịnh soạn để cúng tổ tiên, ông bà. 

Bài viết dưới đây, HomeStory sẽ cùng mọi người khám phá một số cách làm chi tiết để chính bạn cũng có thể tự tay mình làm ra những mâm cỗ thật thịnh soạn ngày Tết.

Mâm Cỗ Miền Trung
Bài trí mâm cỗ miền Trung cho ngày Tết

Khám phá nét đặc trưng và ý nghĩa của mâm cỗ miền Trung

Nhắc đến miền Trung, ai cũng nghĩ ngay đến vùng đất của sự khắt nghiệt, mưa gió, bão lũ, và những con người cần cù chăm chỉ. Nhưng những điều đó không làm giảm đi mà còn tạo nên nét riêng biệt trong văn hoá ẩm thực của miền Trung, đơn giản mà cuốn hút như con người nơi đây.

Vài nét văn hóa ẩm thực và món ăn Tết miền Trung

Tết là lúc mà tất cả gia đình trên mọi miền đất nước Việt Nam đều muốn quay về để thăm gia đình người thân, ai ai cũng tất bật chuẩn bị mâm quả và mâm cỗ để cúng Tết. Vì vậy, mâm cỗ ngày Tết mang giá trị vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa.

Vậy tết miền trung ăn gì? Miền Trung – nơi thời tiết và khí hậu khắc nghiệt, thiên tai xảy ra thường xuyên. Vì vậy, người dân ở đây luôn chia sẻ cho nhau từ vật chất đến đồ ăn, từ từ nó hình thành dần nét đặc trưng văn hóa ẩm thực vô cùng khác biệt. Đó là tinh thần tiết kiệm và san sẻ yêu thương của con người miền Trung.

Điều này thể hiện ở mâm cỗ ngày Tết của họ. Những món ăn sẽ được chia ra và sắp theo từng dĩa nhỏ, mỗi thứ một ít và bày trên một chiếc mâm tròn.

Ý nghĩa của mâm cỗ miền Trung ngày Tết

Mâm tết miền Trung có ý nghĩa là Hào soạn. Bởi vì mang theo những văn hóa về lịch sử nên mâm cỗ miền Trung đều có những nét cổ điển và đậm chất hoàng gia, phong thái của các vị vua chúa ngày xưa.

Ý Nghĩa Món Ăn Tết Miền Trung
Ý nghĩa món ăn tết miền Trung – mâm cỗ miền trung

Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay còn tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà các món ăn trên mâm cỗ có thể tăng hoặc giảm số lượng để phù hợp. Cho nên, khi đến khoảnh khắc quan trọng nhất trong năm mọi gia đình sẽ cố gắng và chuẩn bị sao cho mâm cỗ đủ đầy và thịnh soạn nhất.

Các Món ăn tết, bánh tết miền Trung có gì? 

Nếu mâm cỗ miền Bắc đón xuân với món bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành,… Mâm cỗ miền Nam thì đầy đủ các món ăn đơn giản với thịt kho trứng, canh khổ qua,… thì trong mâm cỗ miền Trung cũng đầy các món ăn Tết như bánh tét, nem chua, thịt ngâm mắm,…

Dưới đây sẽ là 6 món ăn ngày Tết có trong mâm cỗ của người miền Trung.

Bánh tét trong mâm tết và mâm cúng 30 tết miền Trung

Cũng giống như món bánh chưng miền Bắc và bánh tét miền Nam, bánh tét cũng là món bánh ngày tết miền Trung. Bánh có hương vị đậm đà hơn một chút và cũng là món bánh tết không thể thiếu trong mâm cỗ và mâm cúng ngày 30 tết miền Trung.

Bánh tét không chỉ thể hiện sự thành kính của con cháu muốn dành cho ông bà, tổ tiên mà nó còn thể hiện cho mong muốn một năm mới sung túc, ấm no và đủ đầy.

Nhân bánh đậu xanh bao bọc miếng thịt lợn béo ngậy kết hợp với gạo nếp được nấu thơm lừng. Tất cả được gói bằng lá chuối xanh tạo nên chiếc bánh hình tròn và dài theo hình dạng của những chiếc đòn.

Bánh Tét Món Tết Miền Trung
Bánh tét món tết miền Trung – mâm cỗ miền trung

Bạn có thể ăn kèm với các món chua dưa hành, củ kiểu để kích thích vị giác và món bánh tét sẽ ngon hơn rất nhiều.

Nem chua

Ở một số tỉnh ở miền trung nem chua được xem như đặc sản, vì vậy nó cũng không thiếu trong mâm cỗ ngày tết ở miền Trung.

Nem được làm từ thịt heo xay nhuyễn, sau đó đem đi trộn với bì heo và nêm nếm cùng với gia vị, tỏi, hành lá, tiêu và lá đinh lăng. Tiếp theo là đem đi ủ chua cho đến khi lên men và chín. Món nem sẽ được đem lên mâm cỗ để cúng và dùng như một món ăn chính trong bữa ăn.

Nem Chua Món Tết Miền Trung
Nem chua món tết miền Trung – mâm cỗ miền Trung

Nem chua ngon nhất là ở Thanh Hóa, những cuộn nem hấp dẫn đẹp mắt, có vị chua chua, ngọt dịu và thanh hòa với một tý cay cay.

Thịt ngâm mắm

Chắc chắn khi nhắc đến miền Trung thì ai cũng sẽ biết đến món thịt ngâm mắm này. Bởi nó chính là món đặc sắc nhất của người dân ở đây. Thịt heo chế biến chung với nước mắm phải theo một tỷ lệ nhất định, không chỉ thế tỷ lệ giữa nạc và mỡ của tảng thịt ba chỉ cũng phải thật hoàn hảo.

Sau đó, thịt sẽ được đem đi luộc và ngâm trong hũ chứa hỗn hợp nước mắm đã được pha với đường, cộng với các gia vị, ớt, hành tỏi vô cùng thơm cay. Đặc biệt, thịt càng được ngâm lâu sẽ càng ngon, càng thấm gia vị, thịt săn và se lại, màu sắc nhìn rất đã.

Thịt Ngâm Mắm Món Tết Miền Trung
Thịt ngâm trong mâm cỗ miền Trung

Do để được lâu vài tuần, nên món thịt ngâm mắm sẽ được người miền Trung dùng dần trong Tết, ăn kèm với cơm, hoặc cuốn bánh tráng, làm gỏi, làm mồi nhắm rượu. Nó cũng mang ý nghĩa cho sự sum vầy, hội ngộ vào ngày Tết khi mọi người thân, anh em cùng nhau quây quần với nhau thưởng thức món ăn.

Món chả bò đặc sản tết miền Trung

Đây là món luôn có mặt trên mâm cơm cúng của người miền Trung, đặc sản tết miền Trung, vô cùng nổi tiếng ở nơi đây. Chả bò có vị cay của tiêu và thơm của tỏi. Đặc biệt, món chả bò này không chứa nhiều dầu mỡ nên được rất nhiều người ưa chuộng vào những ngày lễ Tết.

Thông thường mỗi gia đình ở miền Trung sẽ chỉ cần mua 2 – 3 cây chả bò và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khi tiếp khách, gia chủ chỉ cần cắt khoanh, tròn theo hình dĩa kết hợp với dưa muối và nước tương hoặc nước chấm. Còn gì tuyệt vời khi mời các anh em, bạn bè mình chả bò kết hợp chén rượu nồng ngày Tết.

Chả Bò Đặc Sản Tết Miền Trung
Chả bò đặc sản tết miền Trung – mâm cỗ miền Trung

Dưa món 

Nếu người Bắc ăn bánh chưng với dưa hành, người miền Nam thì chọn tôm khô củ kiệu dùng chung với bánh tét, thì với người miền Trung cũng có món dưa món không thể thiếu khi ăn cùng với bánh tét.

Dưa món được chế biến rất công phu, với các nguyên liệu đơn giản như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiểu,… Các nguyên liệu được nêm nếm và lên men cho có vị chua mằn mặn. Chưa hết, món dưa này còn vô cùng giòn nữa nhé.

Dưa Món Trong Món Tết Miền Trung
Dưa món trong món tết miền Trung – mâm cỗ miền Trung

Trong những ngày lễ Tết, dưa món cũng góp mặt trên mâm cỗ cúng Tết, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên ông bà. Lát bánh tét dẻo mềm ăn cùng với dưa món giòn mặn mà đậm vị, đem đến cho người ăn một hương vị khó quên, và đó chính hương vị của ngày Tết miền Trung.

Bánh tổ đặc sản bánh ngày tết miền Trung

Nếu bạn thắc mắc tết miền Trung có bánh gì thì bánh tổ sẽ là món bánh bạn không nên bỏ qua. Bánh tổ ý nghĩa tên gọi của nó chính là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng của cả năm, thể hiện mong muốn của người miền Trung vào những dịp lễ Tết. Do có nguồn gốc văn hóa bắt nguồn của Trung Quốc, bánh tổ trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung được dùng để cúng ngày 30 giao thừa và bàn thờ tổ tiên.

Bánh Tổ Đặc Sản Bánh Tết Miền Trung
Bánh tổ đặc sản bánh tết miền Trung – mâm cỗ miền Trung

Hơn nữa, loại bánh này đặc biệt có độ dính cao, được dành riêng cho Táo Quân vị thần giữ lửa cho gia chủ. Việc cung kiến và dâng bánh cho ông Táo như một lời xin ông khi chầu Ngọc Hoàng không nói những điều không tốt, thay vào đó là những điều tốt đẹp, hạnh phúc để Ngọc Hoàng ban cho gia chủ nhiều sự may mắn và một năm nữa yên ấm, sung túc.

Cách bày trí các món tết miền Trung cho mâm cỗ Tết

Do nằm giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam nên mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Trung có sự hòa trộn giữa 2 miền vừa có sự tráng lệ của cố đô Huế, vừa mang nét truyền thống của người Bắc và sự giản dị không thể thiếu của miền Nam.

Các món ăn trên mâm cỗ miền Trung sẽ được bày trí đầy đủ các món quan trọng trong ngày Tết như gà luộc nguyên con, bánh tết, chả bò, nem chua, dưa món và bánh tổ. Tất cả đều tươm tất trong chiếc mâm tròn. Các món được chia ra các dĩa nhỏ, mỗi thứ một ít.

Mâm Cúng 30 Tết Miền Trung
Mâm cúng 30 tết miền Trung – mâm cỗ miền Trung

Mâm cỗ miền Trung ngày Tết thường sẽ được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý. Khi nhìn vào trong cần phải đẹp mắt nhất có thể.

  • Các món ăn như thịt gà, chả bò sẽ được dùng dĩa to để bày trí. Không gian dư dùng để trang trí một ít hoa mai hoặc cà rốt hình hoa.
  • Các món như xôi, cơm sẽ dùng dĩa tròn, nem và các xào ăn kèm sẽ dùng đĩa vuông và canh thì dùng loại tô vừa, đừng quá to để tránh chiếm chỗ.
  • Với món bánh tổ bạn có thể cắt bánh và để cả lá gói bánh, để mâm cỗ trong đẹp mắt và truyền thống hơn.
  • Nên sử dụng bát, tô, chén, đũa, muỗng cùng tông màu, tất cả nên được đồng bộ về màu sắc để tránh rối mắt.
  • Những món ăn giống nhau hoặc tương tự nhau như xôi và bánh tết thì không nên để chung với nhau. Bạn có thể đặt ở 2 đầu mâm để có sự hài hòa. Các món khác như chà giò, chả bò, chả lụa cùng nên đặt cách xa nhau như vậy.
  • Gia vị của món nào hãy để gần món đó và nên để ở khu vực giữa mâm.
Ẩm Thực Ngày Tết Miền Trung
Ẩm thực ngày tết miền Trung

Điều này, không những trông đẹp mắt hơn khi cung kiến bàn thờ tổ tiên, mà khi dùng bữa, mọi người có thể dùng món tiện hơn, thể hiện được sự tinh tế.

Gợi ý và mẹo làm các món ăn tết miền trung

Để làm được các món ăn tết miền Trung và bày trí đúng phong cách bạn chỉ cần chuẩn bị một số món đơn giản dưới đây, vô cùng dễ.

Các món mặn trong ẩm thực ngày tết miền Trung

Vào dịp tết chắc chắn gà luộc là món không thể thiếu, để có được mâm cỗ miền Trung đúng phong cách, bạn có thể mua và chuẩn bị thêm món thịt heo ngâm nước mắm – món đặc trưng của miền Trung. Một số món tiêu biểu khác không thể không liệt kê đến là heo quay heo, vịt quay, các món bò, và đặc biệt là nem chua.

Các Món Mặn Trong Ẩm Thực Tết Miền Trung
Các món mặn trong ẩm thực tết miền Trung – mâm cỗ miền Trung

Về món gà luộc bạn có thể mua, nhưng để đặc biệt hơn bạn có thể cùng gia đình luộc gà nguyên con. Tùy vào kích thước gà mà bạn sẽ có loại nồi thích hợp. Tuy nhiên, để tránh gà được luộc chín vàng đều và da gà không bị dính vào thành nồi thì bạn nên dùng nồi lớn, bạn có thể tham khảo thêm các loại nồi luộc gà chuyên dụng.

Các món cuốn và gỏi trong mâm cỗ miền Trung

Ẩm thực tết miền Trung khá đa dạng các món gỏi và cuốn. Tùy vào thói quen của gia đình mà bạn có thể điều chỉnh món cuốn hoặc gỏi cho phù hợp với gia đình mình. Người miền Trung thường sẽ có thói quen ăn cuốn nên mâm cỗ miền Trung ngày Tết sẽ luôn có bánh tráng, rau sống và các món ram cuốn, chả bò.

Các Món Cuốn Và Gỏi Trong Ẩm Thực Ngày Tết Miền Trung
Các món cuốn và gỏi trong ẩm thực ngày tết miền trung – mâm cỗ miền Trung

Món tráng miệng trong mâm cỗ miền Trung

Nhắc đến họ nhà bánh Tết miền Trung thì chắc chắn không thể thiếu cái tên bánh Tổ. Ngoài ra còn có các loại bánh đặc trưng cho ngày tết bạn có thể mua như bánh ngũ sắc, bánh in bột nếp, bánh phục linh và các loại bánh đậu xanh khác.

Hơn nữa, người miền Trung cũng thường có các loại mứt như mứt gừng, mứt tắc, mứt bí đao, mứt đu đủ, mứt dừa… được gọt tỉa theo hình bát cửu hoặc các con vật trong nhóm tứ linh.

Các loại trái cây trong mâm cỗ miền Trung

Trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết được, và các loại hay được dùng trên mâm cúng miền Trung là trái lựu, đào, phật nhũ,… Một số nơi ở miền Trung họ sẽ đem đi sấy khô và xếp thật đẹp mắt gọn gàng để dâng lên cúng tổ tiên.

Kết luận về các món ăn mâm cỗ miền Trung

Tết là dịp trọng đại và mâm cỗ luôn là thứ cần được chuẩn bị và đẹp đẽ và thịnh soạn. Chúc bạn và gia đình của mình có một năm mới mạnh khỏe sung túc và tự tay làm được một mâm cỗ miền Trung ngày tết thật thịnh soạn.

Đừng quên bạn có thể thảo luận, tham khảo kinh nghiệm làm bếp cùng những mẹo nấu nướng để làm mâm cỗ ngày Tết đầy đủ, nhanh gọn và thơm ngon trong nhóm Yêu Bếp của Nội thất HomeStory. Bên cạnh đó, hội nhóm còn là nơi HomeStory cập nhật nhiều công thức nấu ăn ngon, các chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng cho thành viên trong nhóm.

Like ngay Facebook HomeStory để cập nhật các cách nấu mâm cỗ miền Trung cũng như ưu đãi và quà tặng hấp dẫn bạn nhé.

Xem nhanh

Shopping Cart
Scroll to Top