Cách Cúng Mùng 5 Tháng 5, Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Cùng Các Tập Tục

Xem nhanh

Mùng 5 tháng 5 là một ngày lễ tết quan trọng của người Việt Nam. Thường sẽ không cố định bởi được sử dụng theo lịch âm.Vậy cách cúng mùng 5 tháng 5 thế nào mới đủ lễ và những hoạt động nào sẽ diễn ra trong ngày này hãy cùng HomeStory tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tết Đoan Ngọ Là Gì? Cách Cúng Tết Đoan Ngọ 2024 Chi Tiết Nhất

Mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

Mùng 5 tháng 5 hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Dương, Tết giết sâu bọ, Tết giữa năm, Tết nửa năm,… Đây là một trong những ngày lễ tết quan trọng của Việt Nam và các nước Đông Á. Vào ngày này người dân Việt Nam thường cúng bánh tro (bánh gio), cơm rượu nếp, vịt quay, cách loại xôi chè và mua các loại lá về treo với mong muốn mùa màng bội thu, gia đình nhiều sức khỏe.

Mùng 5 Tháng 5 Là Gì?
Mùng 5 tháng 5 là gì? Cách cúng mùng 5 tháng 5 đủ lễ

Nguồn gốc của mùng 5 tháng 5

Đối với người Việt, Tết Đoan Ngọ mang một ý nghĩa đặc biệt hoàn toàn khác so với các nước Đông Á. Theo thông tin từ Ban Tôn Giáo Chính Phủ, ngày xưa khi một mùa vụ gặt hái thành công nhưng bị nạn sâu bọ tấn công, người dân rơi vào tình trạng lo lắng không biết phải làm gì để giải quyết vấn đề này.

Rồi có một lão từ xa tên là Đôi Truân xuất hiện. Ông chỉ dẫn người dân thiết lập bàn cúng đơn giản với bánh tro và trái cây, sau đó ra ngoài vận động thể dục trước cửa nhà. Kỳ lạ thay, chỉ sau một thời gian ngắn, đàn sâu bọ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Và từ đó, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, người dân thường thiết lập bàn cúng để giải trừ sâu bọ. Ngày này được coi là “Tết Diệt Sâu Bọ” hay “Tết Đoan Ngọ”, bởi thời điểm cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Nguồn Gốc Của Ngày Tết Diệt Sâu Bọ Mùng 5 Tháng 5
Nguồn gốc của ngày Tết diệt sâu bọ mùng 5 tháng 5

Ý nghĩa của cúng ngày mùng 5 tháng 5

Bên cạnh việc xua đuổi sâu bọ gây hại cho mùa màng, người Việt còn tin rằng Tết Đoan Ngọ là thời điểm để loại bỏ bệnh tật trong giai đoạn chuyển mùa.

Theo quan niệm cổ truyền, bộ phận tiêu hóa của con người thường chứa đựng các loại ký sinh gây hại, và không phải lúc nào cũng dễ loại bỏ chúng. Chính vì thế, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, những loại ký sinh này thường trở nên hoạt động nhiều hơn. Đây được coi là cơ hội tốt để ăn những thực phẩm có vị chua hoặc chát, giúp loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Ý Nghĩa Của Cúng Mùng 5 Tháng 5
Ý nghĩa của cúng mùng 5 tháng 5

Tục hái lá mùng 5 cửa người xứ Quảng

Tục làm lá mùng 5 để uống của cư dân ở làng Phú Thái, thôn An Phú, xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã trở thành một truyền thống kéo dài qua nhiều thế hệ. Đã trở thành thói quen, mỗi khi đến ngày Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, không cần bất kỳ lời nhắc nào, toàn bộ cư dân ở làng Phú Thái đều háo hức đến rừng để tìm kiếm các loại lá.

Trái ngược với phong tục mua lá vào mùng 5 tại các chợ thường thấy ở những nơi khác, người dân ở Huyện Quế Sơn thường tự mình đi tìm kiếm những lá mang hương vị thuốc nam. Họ tin rằng lá mùng 5 chỉ thực sự có giá trị khi được tự mình hái vào giờ Ngọ, khi đó mới mang đầy đủ linh nghiệm và chứa đựng nhiều đặc tính dược liệu.

Tập Tục Hái Lá Người Dân Xứ Quảng - Cúng Mùng 5 Tháng 5
Tập tục hái lá người dân xứ Quảng – Cúng mùng 5 tháng 5

Cúng mùng 5 tháng 5 năm 2024 vào ngày nào?

Vì sử dụng ngày âm lịch nên mùng 5 tháng 5 hằng năm sẽ có sự thay đổi về lịch dương. Năm nay mùng 5 tháng 5 sẽ rơi vào Thứ Hai ngày 10/06/2024 dương lịch.

Cách cúng mùng 5 tháng 5 chi tiết

Mâm cúng mùng 5 tháng 5

Có 2 cách chuẩn bị mâm cúng mùng 5 tháng 5 bao gồm cả mâm cúng gia tiên trong nhà và cả cúng Ngọc Hoàng, thổ thần bên ngoài trời.

  • Mâm cúng trong nhà: bạn nên chuẩn bị 1 mâm cơm chay, bánh chay, xôi chay, 3 chén rươu, 9 bông hoa đồng tiền đỏ, 3 chén trà, ngũ quả, tiền vàng mã,… thắp hương và khấn vái theo văn khấn bên dưới.
  • Mâm cúng ngoài trời: Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng, mâm ngũ quả, bánh chay, xôi chay, 5 chén rượu, 5 chén trà, 9 hoa đồng tiền đỏ, một chiếc lọng đỏ có viền vàng.
Mâm Cúng Mùng 5 Tháng 5 Đủ Lễ
Mâm cúng mùng 5 tháng 5 đủ lễ

Bánh cúng mùng 5 tháng 5

Bánh tro (bánh gio, bánh ú tro) và cơm rượu nếp được coi là 2 món không thể thiếu trên mâm cúng mùng 5 tháng 5. Nguyên do là bởi lúa gạo, biểu tượng của nền văn minh lúa nước, và rượu nếp luôn được xem là những lễ vật tinh khiết và thiêng liêng, được dâng lên để tưởng nhớ và tôn vinh tổ tiên.

Bánh tro thường được làm từ tro của cây thạp nhạp (một loại cây phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc) kết hợp với quả xoan, sau đó được đốt cho thành tro tàn. Sau đó, người ta lọc phần nước từ việc ngâm gạo nếp trong tro và sau đó gói lại bằng lá dong.

Với triết lý rằng mọi sự đều quay về với đất mẹ, việc sử dụng tro từ thảo mộc để làm bánh dâng lên tổ tiên và Ngọc Hoàng là hợp lý. Bánh tro thường có hương vị nhạt, do đó khi ăn, người ta thường kèm với mật mía hoặc đường. Còn bánh ú tro miền Nam sẽ được gói cùng nhân đậu xanh ngào đường thùng nên sẽ có vị ngọt dễ ăn hơn.

Đối với cơm rượu nếp thì dân gian rằng rượu sẽ làm say những loại côn trùng, ký sinh trùng bên trong cơ thể chúng ta, ăn cơm rượu để diệt sạch những mầm bệnh bên trong cơ thể để có sức khỏe tốt hơn, bình an cho cả gia đình.

Ý Nghĩa Bánh Cúng Mùng 5 Tháng 5
Ý nghĩa bánh cúng mùng 5 tháng 5

Bài khấn mùng 5 tháng 5

Gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, trang phục chỉnh tề để bày tỏ lòng thành kính. Bày đủ mâm cúng mùng 5 tháng 5 ra, thắp hương và khấn theo nội dung sau:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Chúng con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Chúng con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Chúng con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Chúng con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là: … Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Lưu ý bạn có thể thay đổi văn khấn phù hợp văn hóa vùng miền và phong tục tập quán của gia đình mình cho phù hợp nhé.

Văn Khấn Cúng Mùng 5 Tháng 5 Để Bạn Tham Khảo
Văn khấn cúng mùng 5 tháng 5 để bạn tham khảo

Bài viết này HomeStory đã giải đáp cho bạn cách cúng mùng 5 tháng 5 thế nào đủ lễ. Và những thông tin liên quan về nguồn gốc, ý nghĩa và cả những tập tục sẽ diễn ra trong ngày tết nửa năm này. Nếu thấy thông tin hữu ích đừng ngại chia sẻ và theo dõi ngay Fanpage HomeStory để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé! Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết.

Xem thêm bài viết: 

Sản phẩm liên quan:

Xem nhanh

Shopping Cart
Scroll to Top