Trào Lưu Ăn Tươi Nuốc Huế Và Cách Làm Bún Giấm Nuốc Huế Ngon

Xem nhanh

Gần đây trên mạng xã hội rầm rộ phong trào ăn nuốc Huế tươi sống mà rất nhiều người thi nhau khoe những mâm nuốc tươi bắt mắt và xem đây là “mĩ vị nhân gian” ai cũng nên thử. Vậy nuốc Huế là con gì? Có phải là con sứa hay không? Và ngoài ăn tươi thì nuốc còn có thể chế biến được món ăn gì hấp dẫn nữa, hãy tìm hiểu ngay cùng HomeStory nhé!

Có thể bạn quan tâm: Cách làm thịt lợn gác bếp thơm ngon

Con nuốc Huế là gì?

Con nuốc (hay còn gọi con nuốt – theo cách đọc của người Huế) là một loại nhuyễn thể không chân phổ biến tại các vùng đầm phá nước lợ ở Huế. Con nuốc được tìm thấy có nhiều ở đầm Cầu Hai, phá Tam Giang,…

Người Huế thường gặp khó khăn trong việc phát âm chữ “t”, dẫn đến việc từ “nuốt” thường được phát âm là “nuốc”. Câu “nuốc tuốc luốc” được sử dụng trong văn hóa dân gian với ý nghĩa “nuốt mà không cần nhai”. Nuốc, là một loại thức ăn rất được ưa chuộng ở Huế vì tính thanh mát và tốt cho sức khỏe.

Con Nuốc Huế Là Còn Gì?
Con nuốc là còn gì?

Con nuốc có vẻ ngoài trong veo, khiến nhiều người cho rằng chỉ cần vớt lên và rửa sạch là có thể ăn ngay. Nhưng thực tế, quá trình xử lý con nuốc để có thể thưởng thức được không hề đơn giản.

Ban đầu, con nuốc có kích thước lớn, nhưng sau khi qua quá trình làm sạch, nó chỉ còn lại một phần nhỏ, giống như một nửa trái chanh, trong vắt và có những chân màu xanh dương rất bắt mắt. Kích thước của một con nuốc ban đầu có thể lên đến khoảng 20cm, nhưng sau khi qua xử lý, nó sẽ tự ngót lại chỉ còn khoảng 5cm.

Mùa nuốc Huế là khi nào?

Nuốc chỉ xuất hiện vào mùa hè năng gắt, trong thời gian ngắn và ngon nhất khi dùng ngay lúc còn tươi, khi vừa mới được bắt lên bờ. Người ta cũng chỉ sử dụng nuốc trong ngày vì nếu để qua ngày hôm sau, nuốc sẽ bị teo lại và không còn ngon.

Tùy vào con nước mà màu sắc của con nuốc sẽ đậm hoặc nhạt khác nhau nhung chung quy màu phổ biến nhất của nuốc chính là xanh ngọc – Theo người dân địa phương chia sẻ.

Mùa Nuốc Khi Nào Thì Thu Hoạch Nhiều Nhất?
Mùa nuốc khi nào thì thu hoạch nhiều nhất?

Con nuốc Huế và sứa đỏ Hải Phòng có gì khác?

Con nuốc Huế và sứa đỏ Hải Phòng là hai loại hải sản đặc sản của Việt Nam, tuy nhiên chúng có nhiều điểm khác nhau:

  • Loài hải sản: Con nuốc là một loại nhuyễn thể nước lợ, trong khi sứa đỏ Hải Phòng là một loài sứa biển.
  • Môi trường sống: Con nuốc Huế sống trong môi trường nước lợ, thường được tìm thấy ở vùng đồng bằng sông Hương và các con kênh ở Huế. Trái lại, sứa đỏ Hải Phòng sống ở môi trường nước biển, thường được khai thác từ vùng biển ven Hải Phòng.
  • Hình dáng và cách chế biến: Con nuốc có hình dáng tròn, màu sắc xanh dương, thường được chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh, xào, chiên, hay làm salad. Trong khi đó, sứa đỏ Hải Phòng có hình dạng phẳng, màu đỏ cam, và thường được chế biến thành các món ăn như salad sứa, sứa sống chấm nước mắm, hoặc xào sả ớt.
  • Vị và cảm nhận: Con nuốc có vị ngọt tự nhiên và thanh mát, trong khi sứa đỏ Hải Phòng có vị đặc trưng hơi mặn và có độ đàn hồi cao.
Phân Biệt Nuốc Và Sứa Đỏ Đặc Sản Hải Phòng
Phân biệt nuốc và sứa đỏ đặc sản Hải Phòng

Tóm lại, dù cả hai đều là đặc sản biển độc đáo của Việt Nam, nhưng con nuốc Huế và sứa đỏ Hải Phòng khác nhau và thời gian đánh bắt của nuốc sẽ kết thúc sớm hơn so với sứa đỏ Hải Phòng.

Cách thưởng thức nuốc Huế tươi

Con nuốc Huế là một món ăn giải nhiệt lý tưởng cho những ngày hè nóng bức. Với đặc trưng thanh mát và lành tính, nuốc không chỉ không gây dị ứng mà còn dễ tiêu, là lựa chọn ưa chuộng của nhiều người dân. Đặc biệt, người ta thường thưởng thức nuốc tươi để tận hưởng hương vị giòn sần sật đặc trưng của nó.

Một cách phổ biến để thưởng thức nuốc Huế là chấm cùng với mắm ruốc Huế, kết hợp với tỏi băm, lát ớt cay nồng, chanh và đường. Để tăng thêm hương vị, người ta thường kèm theo trái vả tươi, khế chua, chuối chát và rau thơm như húng lủi, bạc hà, tía tô với vị the nhẹ. Đây cũng chính là trào lưu đang hot rần rần mạng xã hội gần đây.

Ngoài ra, một cách khác để thưởng thức “Mĩ vị xứ Huế” này chính là con nuốc chấm ruốc kết hợp cùng dưa gang tươi, mang lại hương vị ngọt ngào và sự tươi mát cho món ăn. Ngoài ra nuốc còn được làm nên món bún giấm vang danh, cùng tìm hiểu cách làm bún giấm nuốc Huế ngay sau đây nhé.

Món Nuốc Tươi Ăn Kèm Mắm Ruốc, Trả Vả, Rau Sống, Chuối Chát Đang Hot Khắp Cõi Mạng
Món nuốc tươi ăn kèm mắm ruốc, trả vả, rau sống, chuối chát đang hot khắp cõi mạng

Cách làm bún giấm nuốc Huế

Nguyên liệu

  • Con nuốc
  • Tôm tươi, thịt ba chỉ
  • Gạch cua
  • Đậu phộng
  • Cà chua
  • Bún tươi
  • Bắp chuối bào và rau thơm các loại

Sơ chế nguyên liệu

Rửa sạch nuốc thật nhiều nước, sau đó ngâm cùng lá ổi để giữ độ giòn và không bị ngót thêm nữa. Khi ăn thì vớt nuốc ra để ráo, vắt khô là thưởng thức ngay.

Tôm tươi bóc vỏ, bỏ đầu. Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vừa ăn sau đó nêm nếm gia vị cho cả hai loại gia vị này.

Rửa sạch rau ăn kèm cùng cà chua, để ráo.

Sơ Chế Các Nguyên Liệu Để Làm Món Bún Giấm Nuốc
Sơ chế các nguyên liệu để làm món bún giấm nuốc

Các bước thực hiện

Bắt chảo lên bếp điện, phi vàng tỏi và cho tôm cùng thịt vào xào đến khi săn lại. Sau đó cho nước vào đun sôi. Nêm nếm gia vị.

Sau khi đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút, hãy cho gạch cua và cà chua vào đun sôi tiếp. Nêm lại cho vừa khẩu vị. Có ngay nồi nước dùng có màu gạch cua, thơm lừng lôi cuốn.

Thành Phẩm

Khi ăn bún giấm nuốc Huế, hãy cho rau bào và các loại rau thơn ra tô, để bún vào và cho nước dùng xăm xắp tô. Thêm đậu phộng rang, nuốc tươi và mắm ruốc lên trên và tận hưởng tô bún giấm nuốc thanh mát, nước lèo đậm vị, nuốc tươi giòn sần sật.

Hoàn Thành Cách Làm Bún Giấm Nuốc Huế Thơm Ngon, Hấp Dẫn
Hoàn thành cách làm bún giấm nuốc Huế thơm ngon, hấp dẫn

Tóm lại bài viết này HomeStory đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về trào lưu “ăn tươi nuốt sống” ăn nuốc Huế tươi đang hot mạng xã hội gần đây rồi. Ngoài ra còn gợi ý cách làm bún giấm nuốc Huế thơm ngon, hấp dẫn. Hãy luôn theo dõi Fanpage HomeStory để không bỏ lỡ những mẹo nấu ăn ngon cho cả gia đình nhé!

Xem thêm bài viết:

Sản phẩm liên quan: 

Xem nhanh

Shopping Cart
Scroll to Top