Cách nấu chè trôi nước mềm dẻo, không bị cứng

Xem nhanh

Chè trôi nước là món chè ngon và luôn xuất hiện trên các mâm cỗ cúng lễ hoặc thôi nôi. Chè trôi nước thường có dạng viên tròn, có nhân và được ăn cùng nước đường gừng thơm lừng.

Chè trôi nước hay còn được gọi là chè Đoàn Viên bởi món chè này thường được xuất hiện trong các dịp lễ cúng hoặc ngày Đoàn viên. Bởi có hình dáng tròn đều, món chè này cũng bao hàm ý nghĩa sum vầy, trọn vẹn và đẹp đẽ. Chè trôi nước ngon là khi vừa vỏ dai dai, phần nhân ngọt vừa, ăn cùng nước đường gừng thanh dịu. Hôm nay hãy cùng Homestory vào bếp để học cách nấu chè trôi nước mềm dẻo, vỏ không bị cứng nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa tốt đẹp của món chè trôi nước

Món chè trôi nước là một trong những món tráng miệng truyền thống của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Nguồn gốc lịch sử: Chè trôi nước có nguồn gốc từ thời kỳ nhà Lý (1009-1225) ở Việt Nam. Nó được xem là một trong những món tráng miệng truyền thống được ưa chuộng trong các dịp lễ hội và gia đình.

Ý nghĩa văn hóa: Chè trôi nước không chỉ là một món tráng miệng ngon mà còn mang trong đó những ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Trong văn hóa Việt Nam, món chè thường được coi là biểu tượng của sự hòa hợp, sum vầy và hạnh phúc gia đình. Khi gia đình ngồi lại bên nhau để thưởng thức chè trôi nước, đó cũng là dịp để tạo ra những kỷ niệm đẹp và củng cố tình cảm gia đình.

Món chè trôi nước có thể được biến tấu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào vùng miền và sở thích cá nhân. Người ta có thể thêm thêm nước cốt dừa, lá dứa, hoặc thậm chí là mứt để tạo ra những phiên bản chè trôi nước đặc biệt.

Cách nấu chè trôi nước

  • Chuẩn bị: 30 phút
  • Chế biến: 90 phút

Nguyên liệu nấu chè trôi nước cho 5 – 6 người

  • 150 đậu xanh bóc vỏ
  • 50g khoai lang trắng
  • 400g bột nếp
  • 400ml nước cốt dừa
  • 1 muỗng canh bột năng
  • 3.5 muỗng cà phê bột gạo
  • 70g dừa sợi
  • 1.5 muỗng canh hành phi
  • 400g đường thốt nốt
  • 70g gừng cắt sợi
  • Muối
Cách Nấu Chè Trôi Nước
Nguyên liệu nấu chè trôi nước – Cách nấu chè trôi nước

Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh mua về bạn mang đi rửa sạch và ngâm nước khoảng 30 phút cho đậu nở mềm. Sau đó vớt ra để ráo.

Khoai lang trắng gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc vừa để hấp.

Cách Nấu Chè Trôi Nước
Sơ chế nguyên liệu nấu chè trôi nước – Cách nấu chè trôi nước

Các bước thực hiện

Bước 1: Làm vỏ bánh

Cho đậu xanh và khoai lang vào xửng hấp trong 30 phút. Cho đậu xanh và khoai ra 2 tô riêng và dùng muỗng tán nhuyễn từng loại.

Cho 400g bột nếp vào thau, thêm khoai lang trắng đã tán nhuyễn và 360ml nước ấm (khoảng 50 – 60 độ), ¼ muỗng cà phê muối và dùng tay trộn đều đến khi thấy bột phao, nhẹ là hoàn tất (nhào khoảng 30 phút). Sau đó đậy bột bằng màng bọc thực phẩm và ủ khoảng 3 – 4 tiếng.

Cách Nấu Chè Trôi Nước
Làm vỏ bánh – Cách nấu chè trôi nước

Bước 2: Sên nước cốt dừa

Cho 320ml nước cốt dừa vào nồi, thêm 125ml nước, ⅓ muỗng cà phê muối, hòa tan 1 muỗng canh bột năng và 3.5 muỗng cà phê bột gạo, sau đó cho vào hỗn hợp nước cốt dừa, bột lửa nhỏ liu riu nấu đến khi nước cốt hơi sánh lại là hoàn thành.

Cách Nấu Chè Trôi Nước
Sên nước cốt dừa – Cách nấu chè trôi nước

Bước 3: Làm nhân

Cho 80ml nước cốt dừa vào đậu xanh đã tán nhuyễn, thêm ½ muỗng cà phê muỗi, 2 muỗng canh đường vào và bật bếp sên nhân, khi nhân hơi ráo thì cho vào 70g dừa sợi vào, tiếp tục sên đến khi nhân bánh không còn dính tay thì tắt bếp. Tắt bếp thì cho thêm 1.5 muỗng canh hành phi vào. Vò nhân thành từng viên nhỏ vừa ăn.

Cách Nấu Chè Trôi Nước
Làm nhân chè – Cách nấu chè trôi nước

Bước 4: Nấu chè

Lấy phần vỏ bánh đã ủ ra, nhồi lại sơ để bột được dẻo. Vo bột thành từng viên vừa ăn, căn chỉnh sao cho phần nhân khoảng 20g, phần vỏ khoảng 30g là được.

Nhấn tạo lỗ nhỏ ở phần vỏ và cho viên nhân vào, vo lại để phần vỏ bao bọc được hết phần nhân. Phần bột vỏ nếu còn bạn có thể vo thành từng viên ỷ nhỏ.

Nấu 1 lít nước và 400g đường thốt nốt, thêm 1 muỗng cà phê muối. Khi nước đường sôi thì cho 70g gừng cắt sợi vào nấu đến khi gừng trong lại. Khi gừng đã trong thì thả từng viên chè vào nấu, nấu chè với lửa nhỏ khoảng 15 phút thì chè đã chín.

Cách Nấu Chè Trôi Nước
Nấu chè trôi nước

Bước 5: Hoàn thành

Múc chè ra chén, chan thêm ít nước cốt dừa và đậu phộng rang lên trên là hoàn thành rồi. Món chè vừa nấu xong có màu sắc đẹp mắt và hương gừng thơm lừng.

Cách Nấu Chè Trôi Nước
Trang trí món chè trôi nước – Cách nấu chè trôi nước

Thành phẩm

Từng viên chè trôi nước sau khi nấu xong có màu sắc vàng óng bắt mắt. Khi nếm thử sẽ cảm nhận được phần vỏ dai, nhân ngọt vừa, nước cốt dừa beo béo quyện cùng nước đường gừng thanh dịu bắt vị vô cùng.

Cách Nấu Chè Trôi Nước
Thành phẩm chè trôi nước – Cách nấu chè trôi nước

Bí quyết nấu chè trôi nước không bị cứng

Trộn thêm khoai lang vào phần vỏ sẽ giúp lớp vỏ dai, có hình dáng đẹp mắt hơn và để lâu không bị cứng.

Không nên cho bột gạo vào trộn chung với bột nếp vì khiến lớp vỏ giảm độ dai, để lâu sẽ khiến chè bị cứng.

Cách bảo quản chè trôi nước:

  • Làm lạnh nhanh chóng: Sau khi nấu chín chè trôi, hãy để chúng nguội một chút. Sau đó, cho chúng vào một tô hoặc hộp đựng thức ăn có nắp đậy và đặt vào tủ lạnh.
  • Sử dụng nước đường: Nước đường sẽ giữ cho chè trôi tươi mới lâu hơn. Đảm bảo rằng nước đường được thêm vào chè trôi trước khi bạn bảo quản chúng trong tủ lạnh.
  • Đóng gói kín đáo: Đảm bảo rằng chè trôi nước được đóng gói kín đáo để tránh tiếp xúc với không khí và mùi vị từ các thực phẩm khác.
  • Sử dụng hộp đựng thức ăn có nắp đậy: Hộp đựng thức ăn có nắp đậy sẽ giúp giữ cho chè trôi nước không bị khô và giữ được độ ẩm.
  • Sử dụng tủ lạnh: Đặt chè trôi nước trong tủ lạnh sẽ giữ cho chúng tươi mới và tránh được sự phát triển của vi khuẩn.
  • Nhớ kiểm tra và sử dụng chè trôi nước trong khoảng thời gian ngắn để đảm bảo hương vị và chất lượng tốt nhất!

Món chè trôi nước thơm ngon là món ăn bạn nên làm thử để chiêu đãi cho gia đình. Theo dõi thêm Fanpage HomeStory  để cập nhật những hướng dẫn nấu ăn ngon, và nhiều kinh nghiệm bổ ích khác nhé! Homestory chúc bạn thành công với cách nấu chè trôi nước này nhé. 

Sản phẩm liên quan:

Xem thêm:

Xem nhanh

Shopping Cart
Scroll to Top